Vay Doctor Đồng không trả bị xử lý ra sao?
Mục lục [Ẩn]
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì thanh toán nợ vay đúng hạn là trách nhiệm của người vay. Tuy nhiên sẽ có những lúc người vay gặp khó khăn và không thể trả nợ đúng hạn. Trong trường hợp này chắc chắn khách hàng sẽ bị ảnh hưởng và chịu phạt. Tùy theo quy định của hợp đồng tín dụng đã ký mà khách hàng sẽ phải chịu phạt và bị xử lý ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Quy trình thu hồi nợ của Doctor Đồng
Bất kỳ một tổ chức cho vay nào cũng có bộ phận đòi nợ và nhắc thúc nợ để đảm bảo khách hàng thanh toán đúng đủ tiền gốc, lãi và các khoản phí.
Khi vay tiền Doctor Đồng cũng vậy. Khi đến hạn thanh toán sẽ có tin nhắn hoặc nhân viên gọi điện nhắc khách hàng thanh toán đúng hạn khi đến kỳ trả nợ hàng tháng. Trường hợp quá thời hạn mà khách hàng không thanh toán thì bên cho vay sẽ tiến hành áp dụng các bước sau:
- Bước 1: Gọi điện cho khách hàng để thông báo về khoản nợ
- Bước 2: Gọi điện cho người thân trong danh sách tham chiếu mà bạn đã điền lúc đầu để nhắc về khoản nợ của bạn
Gọi điện "làm phiền" là biện pháp thường được áp dụng nhất khi người vay không trả được nợ vay.
Gọi điện làm phiền là cách đòi nợ phổ biến tại Doctor Đồng
Quy định về lãi và phí phạt khi chậm trả khoản vay Doctor Đồng
Với các hình thức vay tiền online do điều kiện vay dễ nên các quy định về về thanh toán đúng hạn sẽ rất chặt chẽ và khắt khe. Khi không trả đúng hạn khoản vay khách hàng sẽ bị tính lãi và phí phạt. Mức lãi và phí phạt trong trường hợp này rất cao có thế gấp nhiều lần so với lãi suất đưa ra ban đầu.
Để hiểu rõ hơn về cách tính lãi và phí phạt tại Doctor Đồng bạn có thể tham khảo bài viết được đăng tải trên Tạp Chí tài chính tại đây.
Quy định về gia hạn nợ tại Doctor Đồng
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn thật sự và không thể thanh toán đúng hạn cho Doctor Đồng thì nên chủ động gọi điện cho bộ phận xử lý nợ của công ty Vạn An Phát - đối tác cung cấp vốn vay cho khách hàng Doctor Đồng theo số 02873 007 005.
Bạn có thể trình bày hoàn cảnh và cam kết thời gian trả nợ sau đó để được xem xét và chấp thuận việc giãn thời gian trả nợ. Việc chủ động gọi điện trước sẽ giúp bạn tránh được những cuộc gọi làm phiền đòi nợ.
Vay Doctor Đồng không trả bị xử lý ra sao trước pháp luật
Cố tình không trả tiền Doctor Đồng
Cố tình không trợ nợ là khi người vay có tài sản, có khả năng trả nợ nhưng chây ì không thanh toán cho đơn vị cho vay. cụ thể người đi vay vẫn còn sổ tiết kiệm, còn nhà cửa, đất đai, xe cộ... để chủ nợ xiết nợ nhưng cố chấp, cố tình không trả nợ. Trong trường hợp này, người vay xuất hiện dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 điều 466 Luật dân sự 2015 như sau: "Bên đi vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến kỳ hạn thanh toán; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng trừ khi có thỏa thuận khác"
Bên cạnh đó, Điều 351 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ: "Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng thời hạn, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện sai nội dung của nghĩa vụ"
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người vay có thể bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm:
- Đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Đối với trường hợp với giá trị dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án mà vẫn tiếp vi phạm thì cũng bị áp dụng mức phạt này.
- Tội phạm sẽ bị phạt tù từ 2 - 7 năm nếu thuộc một trong các đối tượng sau: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, dùng thủ đoạnh xảo quyệt, tái phạm nguy hiểm.
- Nếu giá trị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu tài sản.
Không có khả năng thanh toán tiền vay Doctor Đồng
- Nếu như người vay không có tiền chi trả nhưng còn tài sản: người vay có quyền kiện bên vay ra tòa để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Nếu người vay không có tiền chi trả và cũng không còn bất kỳ tài sản nào đồng thời chứng minh được bên vay không "phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản": trường hợp này người vay sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sư và bên cho vay phải chịu hoàn toàn rủi ro.
Vay tiền Doctor Đồng rồi bỏ trốn
Trường hợp vay tiền không trả và cố tình bỏ trốn sẽ bị xử lý theo tội "phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" nhưng khung hình phạt sẽ nặng hơn.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017, người vay sẽ bị xử phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
Như vậy nếu như không may gặp khó khăn không trả được nợ thì bạn cần bình tĩnh để xử lý. Việc bỏ trốn sẽ chỉ khiến cho bạn gặp rắc rối hơn mà thôi.
Đăng ký tư vấn và giải đáp Miễn Phí
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất