avatart

khach

icon

Cán cân vãng lai là gì? Thực trạng cán cân vãng lai tại Việt Nam

Thị trường tài chính

- 19/12/2020

0

Thị trường tài chính

19/12/2020

0

Cán cân vãng lai là một bộ phận hình thành cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Đây được xem là bộ phận không thể thiếu trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với một nền kinh tế mở.

Mục lục [Ẩn]

Cán cân vãng lai là gì?

Cán cân vãng lai hay còn được gọi là tài khoản vãng lai (tiếng Anh là current account) trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là khoản mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. 

Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen).

Cán cân vãng lai là gì?

Cán cân vãng lai tiếng anh là current account

Cụ thể, cán cân vãng lai sẽ ghi chép các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ (xuất, nhập khẩu), thu nhập (tiền lương, lãi suất và lợi nhuận chuyển về nước) và chuyển giao (quà biếu, viện trợ đóng góp).

Các khoản mục thuộc cán cân vãng lai

The quy tắc về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) soạn năm 1993, cán cân vãng lai sẽ bao gồm các khoản mục sau đây: 

- Cán cân thương mại hàng hóa:

  • Xuất khẩu
  • Nhập khẩu

- Cán cân thương mại phi hàng hóa:

  • Cán cân dịch vụ: Vận tải, du lịch, các dịch vụ khác
  • Cán cân thu nhập: Kiều hối, thu nhập từ đầu tư

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Chuyển giao khu vực nhà nước, chuyển giao khu vực tư nhân

Trong những khoản mục này, cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai (đối với hầu hết các quốc gia). Nhưng với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn trong cán cân vãng lai. Điều này tùy thuộc vào hoạt động của mỗi quốc gia.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản cán cân vãng lai của một nước sẽ chịu sự tác động rõ ràng nhất của 5 yếu tố sau đây:

Tỷ giá

Tỷ giá là yếu tố tác động trực tiếp lên cán cân thương mại (xuất - nhập khẩu) và cán cân dịch vụ. Khi tỷ giá thay đổi cán cân thương mại và cán cân dịch vụ sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều không phụ thuộc vào biến động của yếu tố này. Nghĩa là khi tỷ giá hối đoái thay đổi, hai cán cân này sẽ không thay đổi. 

Lạm phát

Với trường hợp các nhân tố khác là không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa cùng loại của nước đó trên thị trường quốc tế, lúc này khối lượng hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm theo. Điều này sẽ kéo theo các khoản thu từ xuất khẩu nhập. Còn nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Các khoản thu từ xuất khẩu không đủ để bù đắp cho các khoản chi phải trả cho nhập khẩu. Kết quả là cán cân thương mại bị thâm hụt và gây ảnh hưởng xấu đến cán cân vãng lai. Ngoài ra, lạm phát cao sẽ làm cho sản xuất trong nước bị trì trệ.

Lạm phát gây ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Lạm phát là yếu tố gây ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Thu nhập của người không cư trú

Nếu các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế của người không cư trú tăng sẽ làm tăng cầu xuất khẩu bởi những người không cư trú. Từ đó sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ và làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ. Thâm hụt của cán cân vãng lai và cán cân thanh toán sẽ được bù đắp bởi một lượng tăng lên trong cán cân thương mại. Như vậy sẽ có ảnh hưởng đến cán cân vãng lai.

Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu

Đây là biện pháp được áp dụng nhằm hạn chế nhập khẩu và nó sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại. Vì nhập khẩu bị hạn chế nên người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng nội địa thay vì sử dụng hàng hóa ngoại nhập. Điều này khiến sản lượng và thu nhập trong nước tăng, sản xuất sẽ được mở rộng.

Đáng nói, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ bị giảm nếu nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp hay áp dụng các hàng rào thuế quan

Tăng trưởng kinh tế

Với các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao thì thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại. Mà cán cân thương mại là một trong những thành phần quan trọng trong cán cân vãng lai. Cho nên yếu tố này sẽ tác động đến cán cân vãng lai.

Do cán cân vãng lai của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia cho nên việc xác định, điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung.

Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai

Cải thiện cán cân vãng lai là việc đưa ra các giải pháp khi một quốc gia lâm vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Để giải quyết tình trạng này, các quốc gia thường thực hiện các giải pháp sau đây:

- Đưa ra các cách cải thiện số dư trong cán cân vãng lai bằng cách kích thích phát triển xuất khẩu và hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu:

  • Có thể tập trung xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm đã qua chế biến
  • Hạn chế nhập khẩu bằng việc áp dụng thuế nhập khẩu cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được

- Áp dụng các chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ để giảm nhu cầu trong nước, giảm sức ép của lạm phát.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài hoặc vay, tìm kiếm các nguồn viện trợ từ các chính phủ nước ngoài

Tuy nhiên, thâm hụt cán cân vãng lai không phải luôn là điều xấu vì nó còn thể hiện sự thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất tăng xuất khẩu và tăng sản lượng. Bởi vậy, không phải thâm hụt cán cân vãng lai nào cũng đưa đến khủng hỏng, điều này còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng thiếu hụt cán cân vãng lai của quốc gia đó.

Ngoài ra, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải đảm bảo cân bằng tương đối cán cân vãng lai qua các năm.

Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển bền vững. Trải qua nhiều năm, các giao dịch kinh tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi do những biến động về tình hình kinh tế trong nước cũng như nước ngoài. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã chịu nhiều tác động của đại dịch bệnh Covid-19. Điều này khiến kinh tế có sự dịch chuyển đáng chú ý, kéo theo đó thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến.

Về cán cân thương mại

Theo số liệu thống kê, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có nhiều biến chuyển dù tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp trên thế giới. 

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 11/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 49 tỷ USD, giảm 5% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 24,8 tỷ USD, giảm 9% so với tháng 10 (27,26 tỷ USD); tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%. 

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11/2020 ước tính thặng dư 600 triệu USD. Tính chung trong 11 tháng/2020, cán cân thương mại dự kiến xuất siêu gần 21 tỷ USD, cao hơn hẳn con số thặng dư 10,76 tỷ USD của 11 tháng năm trước.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là dầu thô, quặng các loại. Cụ thể, tháng 11, xuất khẩu dầu thô đạt 311.000 tấn, tăng 15,2% và trị giá là 95 triệu USD tăng 12,9% so với tháng trước. Số liệu thống kê cho thấy, 11 tháng đầu năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 4,48 triệu tấn và trị giá là 1,49 tỷ USD. Xuất khẩu quặng sắt trong tháng 11 ước tính là 108.000 tấn, giảm 78,8% và trị giá là 9 triệu USD giảm 36,9% so với tháng trước.

Thực trạng cán cân vãng lai tại Việt Nam

Biểu đồ trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam 3 quý năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về cán cân dịch vụ

Năm 2020 Việt Nam ghi nhận những biến chuyển nhất định trong lĩnh vực dịch vụ. Theo đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Nếu tính trung bình giai đoạn 2011-2019, mỗi năm cả nước nhập siêu 3 tỷ USD dịch vụ …

Theo thống kê, nhập siêu dịch vụ của nước ta tăng nhanh cùng với đà tăng xuất nhập khẩu hàng hóa vì trên 80% thị phần vận chuyển hàng biển đều do các hãng nước ngoài đảm nhận. Các chuyên gia đánh giá rằng, nhập siêu dịch vụ tăng mạnh cùng sẽ đà tăng của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm. Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu, mặc dù đã có nhiều chủ trương và chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Dưới đây là một số thống kê về cán cân vãng lai quý II/2020 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố mà bạn có thể tham khảo:

Đơn vị: Triệu USD

Cán cân vãng lai   Số liệu
  -323
  Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b 59.554
  Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b 55.462
  Hàng hóa (ròng) 4.092
  Dịch vụ: Xuất khẩu 951
  Dịch vụ: Nhập khẩu 3.995
  Dịch vụ (ròng) -3.044
  Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Thu 374
  Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Chi 3.731
  Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp) (ròng) -3.357
  Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu 2.444
  Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi 458
  Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) 1.986

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai thặng dư là gì?

Cán cân vãng lai thặng dư hay thặng dư cán cân vãng lai/thặng dư tài khoản vãng lai (tiếng Anh là Current Account Surplus) là hiện tượng tài khoản vãng lai tích cực khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư hay tài khoản vãng lai có bên có lớn hơn bên nợ. 

Hiểu một cách đơn giản, cán cân vãng lai thặng dư là khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. 

Cán cân vãng lai thâm hụt là gì?

Cán cân vãng lai thâm hụt hay thâm hụt tài khoản vãng lai (tiếng Anh là Current Account Deficit) là phép đo thương mại của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu. 

Hiểu đơn giản, tài khoản vãng lai thâm hụt là khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. 

Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn sẽ cho thấy quốc gia đó đang gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.

Để cải thiện tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt, quốc gia có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Giảm nợ hiện tại bằng cách tăng giá trị xuất khẩu của đất nước mình so với giá trị nhập khẩu. 
  • Quốc gia có thể đặt ra các giới hạn đối với hàng nhập khẩu, như thuế quan hoặc hạn ngạch, hoặc có thể tập trung các chính sách thúc đẩy xuất khẩu như công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hoặc các chính sách cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty trong nước.
  • Quốc gia có thể sử dụng chính sách tiền tệ để cải thiện việc định giá tiền tệ trong nước so với các loại tiền tệ khác thông qua việc phá giá. Điều này sẽ làm giảm chi phí xuất khẩu của quốc gia.

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là như thế nào?

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân ghi chép lại các chuyển giao không hoàn lại như viện trợ, quà tặng, quà biếu và các chuyển giao khác bằng tiền hoặc hiện vật giữa người cư trú và người không cư trú. Loại cán cân này bao gồm:

- Chuyển giao khu vực Chính phủ:

  • Các khoản viện trợ không hoàn lại: Tiền, quà tặng, thực phẩm, quần áo, thuốc men và các hàng hóa tiêu dùng khác với mục đích cứu trợ
  • Các chuyển giao khác, bao gồm các chuyển giao chính phủ của nước lập báo cáo về người không cư trú như về an ninh xã hội, thuế

- Các chuyển giao khu vực phi chính phủ:

  • Tiền của người lao động bao gồm những khoản chuyển tiền của công nhân lao động ở nước ngoài hơn 1 năm chuyển về nước. Tiền lương của người lao động ở nước ngoài dưới 1 năm cần phải hạch toán trong mục thu nhập của người lao động
  • Các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ như tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế... bằng tiền hoặc trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật

Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phát sinh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã nắm rõ về cán cân vãng lai cũng như các thông tin liên quan để thuận lợi khi phân tích kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế cụ thể.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3 (3 lượt)

3 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *