avatart

khach

icon

Lịch sử ra đời của bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Bảo hiểm y tế

- 05/01/2021

0

Bảo hiểm y tế

05/01/2021

0

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vậy lịch sử ra đời của bảo hiểm y tế tại Việt Nam như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Giới thiệu lịch sử bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Sau khi tiến hành triển khai một số mô hình thí điểm bảo hiểm y tế, vào đầu những năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng đã trình Dự thảo pháp lệnh bảo hiểm hiểm y tế lên Hội đồng Nhà nước. Sau khi thảo luận Hội đồng Nhà nước đã thống nhất và quyết định giao cho Hội đồng Bộ trưởng tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm y tế trên diện rộng. Vào ngày 15/8/1992, Nghị định số 299-HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành về điều lệ bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực.

Sau 2 năm thực hiện Nghị định số 299-HĐBT, hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế đã được hình thành dưới sự quản lý của cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam. Vào năm 2003, Chính phủ ban hành Quyết định 20/2002/QĐ-TTg chuyển bảo hiểm y tế Việt Nam sang bảo hiểm xã hội Việt Nam. Một năm sau đó độ bao phủ bảo hiểm y tế đã có những chuyển biến tích cực khi số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 28% lên 36%. Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế ví dụ như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, hộ cận nghèo… tạo những điều kiện thuận lợi ban đầu cho đối tượng này khi tham gia. 

Vào năm 2008 Luật bảo hiểm y tế đã được ban hành, số lượng người dân mua bảo hiểm y tế cũng tăng nhanh qua các năm sau đó. Cụ thể: Tỷ lệ dân số mua bảo hiểm y tế vào năm 2009 là 58,3% đến năm 2012 là 66,8% và tính đến ngày 19/11/2020, cả nước có 86,35 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ khoảng 89,2% dân số.

Cập nhật các kiến thức cơ bản về bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.

Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng

Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng

Trong giai đoạn từ năm 2003 - 2018, có hơn 1.628 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trung bình mỗi năm có hơn 101,7 triệu lượt người thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. So với thời kỳ trước đây thì người tham gia bảo hiểm y tế có thể tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến xã, huyện, tỉnh và trung ương với quyền lợi được hưởng từ 80 - 100% chi phí khám chữa bệnh. Từ năm 2016, người dân có thể khám chữa bệnh bảo hiểm ở bệnh viện tuyến huyện và được 100% chi phí khám chữa bệnh. Từ 1/1/2021 cũng đc hưởng 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Đặc biệt người tham gia bảo hiểm y tế không bị giới hạn về số lần khám chữa bệnh và số tiền hưởng bảo hiểm y tế. Với mức đóng hiện tại chỉ 804.600 đồng/năm người tham gia có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn nếu chẳng may gặp phải rủi ro ốm đau, bệnh tật, tai nạn…

Từ năm 2017, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tiến hành thu thập thông tin hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế để cấp mã số định danh tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho từng người. Mã số này là duy nhất và sẽ theo người tham đến suốt đời. Mã số bảo hiểm xã hội là 10 số cuối trong dãy 15 số in trên thẻ bảo hiểm y tế. Mẫu thẻ bảo hiểm y tế thì được thiết kế nhỏ gọn, đầy đủ thông tin để thuận tiện cho người dân mang theo. Từ năm 2019, thẻ bảo hiểm y tế chỉ ghi ngày bắt đầu tham gia mà không còn ghi thời hạn sử dụng. Điều đó sẽ giúp người tham gia bảo hiểm y tế được sử dụng thẻ lâu dài, giá trị thẻ sẽ được cộng nối dựa vào cơ sở dữ liệu lưu trữ nhằm giảm bớt chi phí in ấn, cấp đổi và cải cách thủ tục hành chính, chi phí in ấn, cấp đổi…

Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021 với nhiều tiện ích hơn như: kích thước nhỏ hơn, mã số thẻ ngắn gọn với 10 ký tự, thêm thông tin nơi cấp, đổi thẻ, bỏ thông tin về địa chỉ cư trú trên thẻ BHYT, mặt sau bổ sung hướng dẫn tra cứu thông tin về thẻ, kiểm tra chi phí khám, chữa bệnh, tổng đài tư vấn giải đáp thắc mắc…

Từ tháng 4/2019, bảo hiểm xã hội đã triển khai dịch vụ tin nhắn thông báo, tra cứu quá trình đóng, hưởng, giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua tổng đài 8079.

Như vậy có thể thấy rằng Nhà nước đang có những chính sách cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi tham gia bảo hiểm y tế.

Lưu ý rằng bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện. Vì vậy sẽ không có các công ty bảo hiểm y tế tại Việt Nam mà sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý theo quy định.

Các loại bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Hiện nay có 2 loại bảo hiểm y tế:

- Bảo hiểm y tế bắt buộc: Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì 6 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn...
  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp...
  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước, người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng, cựu chiến binh...
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình...
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Bảo hiểm y tế tự nguyện: Trừ các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Lưu ý rằng kẻ từ ngày 1/1/2016, muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì người dân phải tham gia theo hộ gia đình. Điều đó có nghĩa không thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện riêng lẻ mà tất cả những những người có tên trong sổ hộ khẩu đều phải tham gia trừ các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và đã khai báo tạm vắng. Bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bằng cách đăng ký tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tại xã, phường, thị trấn nơi cư trú và Đại lý thu bảo hiểm xã hội.

Bạn có biết: Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam là ngày nào?

Dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng nâng cao

Dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng nâng cao

Thực trạng hệ thống bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Ngày 24/12/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Trong buổi lễ, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh khẳng định ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao trong năm 2020. Theo đó, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đã có bước tăng trưởng mạnh với khoảng 88 triệu người tham gia, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia bảo hiểm bảo hiểm y tế, vượt 0,15% chỉ tiêu theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 -2020 là 90,7%. Theo đó, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2020 tăng 25,6% so với năm 2015.

Đồng thời, trong năm 2002 đã tiến hành thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trên 167,2 triệu lượt người khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Con số đó tăng 28,4% so với năm 2015.

Mặc dù trong năm 2020 tình hình kinh tế, đời sống xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tục tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên nhưng ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được hỗ trợ miễn phí.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *