avatart

khach

icon

Đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng có rút được không?

Bảo hiểm xã hội

- 10/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

10/04/2021

0

Chỉ mới đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng đã dừng lại và không tiếp tục đóng, người lao động lo lắng không biết, liệu đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng có rút được không?

Mục lục [Ẩn]

Nhiều người lao động đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng thì quyết định không đóng tiếp. Tuy nhiên, họ lại phân vân không biết nếu ngừng đóng như vậy thì có được hưởng quyền lợi gì không? Đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng có rút được không?

Rút BHXH 1 lần cho người mới đóng 5 tháng

Thực hiện rút BHXH 1 lần tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Đối tượng được quyền rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều 8 trong Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra quy định về những nhóm đối tượng được rút BHXH 1 lần:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư. Bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”.

Vậy nên, người đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng được quyền rút BHXH 1 lần nếu trong vòng 1 năm sau không đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện ở bất kỳ cơ quan nào.

Đọc thêm:

Đóng BHXH 3 tháng có rút được không?

Đóng BHXH 4 tháng có rút được không?

BHXH năm nay có những gì thay đổi?

Các thủ tục cần thực hiện để rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ

Người lao động chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trong Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2014:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động (mẫu 14-HSB)
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân
  • Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ tạm trú

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tại điểm 1.1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định: Trung tâm BHXH cấp quận/huyện là đơn vị được phân công, chi trả và quản lý người hưởng BHXH. Do vậy, người đăng ký hưởng BHXH 1 lần thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi đang đăng ký tạm trú, tạm vắng.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết và tổ chức chi trả BHXH 1 lần cho người lao động là trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định. Trường hợp không kịp giải quyết trong đúng thời hạn, cơ quan BHXH phải có văn bản giải thích chính thức tới người lao động.

Đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng rút được bao nhiêu tiền?

Điểm c khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định về mức hưởng BHXH 1 lần cho người lao động đóng BHXH dưới 1 năm:

“c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Ngoài ra, mức tính cụ thể cũng được đưa ra tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Ví dụ cụ thể: Chị Phạm Hồng Thuý đóng BHXH bắt buộc từ tháng 7/2019 đến tháng tháng 11/2019. Mức đóng hàng tháng là 5.000.000 vnđ. Trong 1 năm tiếp theo, chị Thuý nghỉ việc và không đóng thêm BHXH ở đâu cả. Vì vậy, nếu muốn hưởng BHXH 1 lần, chị Thuý sẽ nộp hồ sơ nên cơ quan có thẩm quyền từ tháng 10/2020.

Công thức tính BHXH 1 lần cho chị Thuý:

22% x 5.000.000 x 5 = 5.500.000 vnđ

Tổng kết, chị Phạm Hồng Thuý nhận được mức BHXH 1 lần là 5.500.000 vnđ sau 5 tháng đóng BHXH (thấp hơn mức tối đa là 2 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH 5.000.000 x 2 = 10.000.000 vnđ).

Đóng bảo hiểm 5 tháng trước sinh có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ vào Điều 31 Luật BHXH 2014, nếu chị em là 1 trong các đối tượng sau đây sẽ được hưởng chế độ thai sản:

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
  • Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Tuy nhiên, Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng quy định về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản:

“Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.”

Vì vậy trường hợp mới đóng BHXH được 5 tháng trước khi sinh (nhỏ hơn mức tối thiểu 6 tháng đóng BHXH) sẽ không được BHXH giải quyết chế độ thai sản.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc “Đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng có rút được không?", và cung cấp thêm một số kiến thức về chế độ thai sản cho lao động đóng BHXH.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *