avatart

khach

icon

Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc có được không?

Bảo hiểm xã hội

- 09/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

09/04/2021

0

Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc là lựa chọn của nhiều người lao động muốn tiếp tục một chế độ an sinh dài hạn và được hưởng quyền lợi về sau. Bài viết dưới đây sẽ đưa thêm những thông tin chi tiết về chủ đề này.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm xã hội đem lại nhiều lợi ích cho người lao động. Vì vậy, nhiều người lao động sau khi nghỉ việc bị ngừng đóng BHXH bắt buộc vẫn muốn được tham gia BHXH. Vậy tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc có được không? Cách đóng như thế nào?

Có tự đóng bảo hiểm xã hội được không?

Sau khi nghỉ việc, người lao động bị ngừng đóng BHXH bắt buộc vẫn có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện khi đáp ứng đủ điều kiện.

Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện:

  • Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên;
  • Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ngoài ra, cũng theo khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014, thời gian đóng BHXH được quy định như sau: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, người lao động có thể tự tham gia BHXH tự nguyện và thời gian trước kia đóng BHXH bắt buộc cũng được cộng dồn để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (do người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất).

Tự đóng BHXH sau khi nghỉ việc

Tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc

Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người nghỉ việc

Về việc tham gia BHXH tự nguyện, người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH. Sau đó, nộp Tờ khai và đóng tiền cho cơ quan BHXH cấp huyện hoặc đại lý được uỷ quyền thu.

Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cũng quy định về phương thức đóng BHXH tự nguyện mà người lao động có thể lựa chọn:

  • Đóng hàng tháng;
  • Đóng 3 tháng một lần;
  • Đóng 6 tháng một lần;
  • Đóng 12 tháng một lần;
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 5 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

Lưu ý: Người tham gia BHXH tự nguyện có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức đóng.

Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng được tính bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn (theo khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014).

Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (700.000 vnđ) và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang là 1.490.000 vnđ), như vậy 20 lần mức lương cơ sở là 29.800.000 vnđ).

Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 vnđ/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 vnđ/tháng.

Đọc thêm:

Tìm hiểu chi tiết về đóng BHXH tự nguyện

BHXH năm 2021 có gì thay đổi?

Mức hưởng BHXH tự nguyện với 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất

Chế độ hưu trí

- Điều 74 Luật BHXH 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng: Mức lương = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Điều 75 Luật BHXH 2014 quy định mức trợ cấp 1 lần: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Điều 77 Luật BHXH 2014 quy định về mức hưởng BHXH 1 lần được áp dụng với 1 số trường hợp nhất định và được tính theo số năm đã đóng BHXH: 

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng sau năm 2014;
  •  Đóng chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Chế độ tử tuất

- Điều 80 Luật BHXH 2014 quy định trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở, dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
- Điều 81 Luật BHXH 2014 quy định trợ cấp tuất: Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng sau năm 2014;
  • Tối đa 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 1 năm;
  • Tối thiểu 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

  • 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu;
  • Cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết những tháng sau đó.

Tóm lại, người lao động có thể tự đóng BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc để được hưởng về chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, thời gian đóng BHXH bắt buộc cũng được cộng dồn vào tổng thời gian đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi. Chúng tôi hy vọng người lao động sẽ thực hiện đóng BHXH đầy đủ để có chế độ an sinh dài hạn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *