avatart

khach

icon

Những thông tin cần biết về bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội

- 26/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội

26/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng quyền lợi về các chính sách an sinh dài hạn.

Mục lục [Ẩn]

Với sự phát triển kinh tế dài hạn, các doanh nghiệp đều quan tâm đến chính sách Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo các tiêu chí liên quan đến Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp để người lao động nhận đầy đủ quyền lợi, tham gia cống hiến và phát triển cùng doanh nghiệp.

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp cho người lao động

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng với người lao động

Các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những đối tượng sau cần bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội doanh nghiệp:

“1.1. Người làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn,  kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.”

Lưu ý: Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào sẽ đóng BHXH tại nơi đó hoặc đóng theo Công ty mẹ (Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam).

Đọc thêm:
Những thay đổi về BHXH năm 2021

Đóng trùng BHXH ở 2 công ty phải làm sao?

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Quy định về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động như sau:

Người lao động Việt Nam

  • Với trường hợp đóng BHXH thông thường:
Người sử dụng lao động Người lao động 
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng: 32%

Chú thích: BHXH: Bảo hiểm xã hội, BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT: Bảo hiểm y tế, HT: Hưu trí, ÔĐ-TS: Ốm đau - Thai sản, TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

  • Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và được Bộ LĐ-TB&XH quyết định chấp thuận:
Người sử dụng lao động Người lao động 
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5%
21.3% 10.5%
Tổng: 31.8%

Quy chiếu theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN trong trường hợp đủ điều kiện, soạn thảo văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận sẽ được đóng mức thấp hơn vào quỹ TNLĐ-BNN.

Người lao động nước ngoài

  • Với trường hợp đóng BHXH thông thường:
Người sử dụng lao động Người lao động 
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.5% - 3% - - - - 1.5%
6.5% 1.5%
Tổng: 8%
  • Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và được Bộ LĐ-TB&XH quyết định chấp thuận:
Người sử dụng lao động Người lao động 
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.3% - 3% - - - - 1.5%
6.3% 1.5%
Tổng: 7.8%

Quy chiếu theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN trong trường hợp đủ điều kiện, soạn thảo văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận sẽ được đóng mức thấp hơn vào quỹ TNLĐ-BNN.

Lưu ý: Ngoài việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, mỗi tháng doanh nghiệp còn phải đóng thêm kinh phí công đoàn là 2% Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH để nộp cho liên đoàn lao động quận, huyện.

Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Hiện nay, mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ-BNN, kinh phí công đoàn sẽ phụ thuộc vào mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của luật lao động.

Mức tiền lương đóng BHXH thấp nhất

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH doanh nghiệp thấp nhất là không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;
  • Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Trong khi nếu làm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, mức đóng sẽ cao hơn ít nhất 5%. Trường hợp đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cần cao hơn ít nhất 7%.

Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất

  • Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT cao nhất bắt buộc bằng tối đa 20 tháng lương cơ sở;
  • Mức tiền lương đóng BHTN bằng tối đa 20 tháng lương tối thiểu vùng;
  • Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng là khác nhau.

Lưu ý: Với những người lao động có từ 2 HĐLĐ trở lên với những đơn vị khác nhau thì:

  • Đóng BHXH và BHTN theo HĐLĐ được ký kết đầu tiên;
  • Đóng BHXH với đơn vị có HĐLĐ mà mức lương cao nhất.

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Theo quy định, phương thức đóng BHXH, BHYT, BHTN được chia ra 2 trường hợp sau đây:

Phương thức đóng hàng tháng

  • Mỗi tháng đóng 1 lần, chậm nhất là tới ngày cuối cùng của tháng;
  • Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ lương tháng của những người tham gia BHXH bắt buộc và từ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động theo mức quy định. Gộp 2 khoản lại với nhau và chuyển đến tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước.

Phương thức đóng 3 tháng/6 tháng một lần

  • Với những đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các tổ hợp tác làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp tính trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoán thì lựa chọn 1 trong 3 phương thức đóng: Hàng tháng, 3 tháng hay 6 tháng một lần;
  • Thời hạn đóng chậm nhất là vào ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải hoàn thành việc chuyển tiền vào quỹ BHXH.

Quyền lợi của bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Khi tham gia đầy đủ BHXH doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi từ 5 chế độ: Ốm đau, thai sản, tại nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Chế độ ốm đau

Người lao động có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh (KCB) về tình trạng ốm đau/tai nạn mà không xảy ra do tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Bên cạnh đó, chế độ này cũng áp dụng cho những người phải nghỉ việc để chăm sóc cho con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của nơi KCB có thẩm quyền.

Tuy nhiên, chế độ ốm đau loại trừ những trường hợp người lao động tự huỷ hoại sức khoẻ vì say rượu, nghiện ma tuý hoặc các chất tiền ma tuý trong danh mục Chính phủ quy định.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau cho người lao động bình thường là từ 30 - 60 ngày, phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH từ dưới 15 năm cho đến 30 năm trở lên.

Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Y tế ban hành hay trường hợp làm việc ở những nơi phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên sẽ có mức thời gian hưởng chế độ lao động cao hơn, từ 50 đến 70 ngày, phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH dưới 15 năm cho đến trên 30 năm.

Chế độ thai sản

Lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ, người nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản, lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con là những đối tượng được hưởng chế độ thai sản.

Để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải đóng tối thiểu 6 tháng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhân con nuôi. Hoặc đóng đủ BHXH từ 12 tháng trở lên phải nghỉ việc để dưỡng thai do chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền sẽ phải đóng đủ 3 tháng BHXH trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Người lao động sẽ được hưởng thời gian thai sản khi đi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai, lao động nam cũng được hưởng ngày nghỉ khi vợ sinh con. Trường hợp người vợ chết sau sinh hoặc con sinh bị chết cũng sẽ được hưởng những chế độ theo quy định.

Chế độ nghỉ thai sản thông thường của lao động nữ là 6 tháng. Mức hưởng mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Chế độ TNLĐ-BNN

Chế độ TNLĐ áp dụng với những người lao động gặp tai nạn ở nơi lao động, trong thời gian làm việc; ở ngoài nơi lao động hoặc ngoài thời gian làm việc khi thực hiện chỉ định của người sử dụng lao động. Hoặc tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi làm việc với thời gian, quãng đường hợp lý. Người bị tai nạn phải cung cấp được giám định suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên từ cơ quan KCB có thẩm quyền mới được hưởng chế độ này.

Chế độ BNN được quy định khi người bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do bộ LĐTBXH và Bộ Y tế ban hành với những trường hợp có giám định suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Mức hưởng chế độ khi người lao động suy giảm 5% - 30% khả năng lao động được hưởng 1 trợ cấp 1 lần là bằng 5 lần mức lương cơ sở. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 5% mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, người lao động cũng sẽ có thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, dưới 1 năm là 0,5 tháng. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH sẽ thêm được 0.3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Chế độ hưu trí

Người lao động đóng BHXH từ 20 năm trở lên, đủ tuổi về hưu thì được hưởng lương hưu hoặc một số trường hợp khác theo quy định của Điều 54 Luật BHXH 2014. Mức hưởng lương hưu tối thiểu là 45%, tăng theo quy định cho tới tối đa là 75%.

Chế độ lương hưu rất quan trọng với người lao động

Hưu trí là chế độ được người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia BHXH

Chế độ tử tuất

Trường hợp người lao động đóng BHXH doanh nghiệp bị chết thì người thân hoặc người lo mai táng sẽ được hưởng khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất mỗi tháng và trợ cấp tuất 1 lần.

Với trợ cấp mai táng thì người thân được nhận mức bằng 10 lần mức lương cơ sở. Trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, nếu thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức hưởng là 70% mức lương cơ sở.

Trợ cấp tuất 1 lần áp dụng cho những thân nhân muốn nhận trợ cấp 1 lần và không nằm trong nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức tính là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (trước năm 2014) và bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tra cứu bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Người lao động thực hiện tra cứu các thông tin về bảo hiểm xã hội doanh nghiệp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam. Việc tra cứu chỉ ra đúng kết quả khi người lao động điền đầy đủ và chính xác thông tin nhân thân, mã số BHXH và những phần yêu cầu khác.

Tra cứu BHXH hết sức dễ dàng

Tra cứu BHXH thuận tiện, dễ dàng

Những mục có thể tra cứu trên Cổng này là:

  • Tra cứu mã số BHXH
  • Tra cứu cơ quan bảo hiểm
  • Tra cứu quá trình tham gia BHXH
  • Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT
  • Tra cứu đơn vị tham gia BHXH
  • Tra cứu điểm thu, đại lý thu
  • Tra cứu CSKCB hướng dẫn nghỉ việc hưởng BHXH
  • Tra cứu CSKCB ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
  • Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp lần đầu

Để thực hiện thủ tục làm BHXH doanh nghiệp lần đầu, chúng ta thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Về phía người lao động:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT mẫu TK1-TS;
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì nộp bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03;
  • Với người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì cần bổ sung HĐLĐ có thời hạn lao động ở nước ngoài hoặc HĐLĐ kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại quốc gia tiếp nhận HĐLĐ theo hợp đồng.

- Về phía người sử dụng lao động:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT mẫu TK3-TS;
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH mẫu D02-LT.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hiện nay, các cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết BHXH cho doanh nghiệp là đơn vị BHXH tỉnh/thành phố, đơn vị BHXH quận/huyện. Nộp hồ sơ thông qua 1 trong các hình thức sau:

  • Qua giao dịch điện tử
  • Qua dịch vụ bưu chính
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH

Lưu ý: Người sử dụng lao động phải liên hệ đến cơ quan BHXH xem họ tiếp nhận theo hình thức nào thì nộp và làm đúng theo hình thức đó.

Bước 3: Đợi cơ quan trả kết quả theo quy định

Thời hạn giải quyết cấp mới sổ BHXH và thẻ BHYT sẽ không quá 5 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ BHXH nếu đã kết thúc HĐLĐ?

Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt và trả sổ BHXH cho người lao động trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp Công ty không trả sổ BHXH cho người lao động đúng hạn, người lao động có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp bằng việc chứng minh giữa mình và doanh nghiệp có tồn tại quan hệ lao động thông qua các bản thanh toán tiền lương, dữ liệu trao đổi công việc,... Người lao động thực hiện khiếu nại theo thời gian quy định trong Điều 7 Nghị định 119/2014/NĐ-CP và tham khảo thẩm quyền giải quyết trong Điều 15 của Nghị định này.

Mức xử phạt nào cho doanh nghiệp không đóng BHXH?

Phạt tiền từ 18 - 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách tra cứu nợ BHXH doanh nghiệp?

Để tra cứu nợ BHXH doanh nghiệp, người lao động truy cập vào Cổng thông tin BHXH Việt Nam. Chọn mục Tra cứu quá trình tham gia BHXH và làm theo hướng dẫn sẽ nhận được kết quả về thời gian doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động, có bị nợ đóng hay đóng thiếu không.

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp về chủ đề bảo hiểm xã hội doanh nghiệp. Hy vọng đã đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc quan tâm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *