avatart

khach

icon

Cần làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

Bảo hiểm xã hội

- 30/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội

30/03/2021

0

Không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là vi phạm quy định của pháp luật về đảm bảo chính sách phúc lợi, an sinh dài hạn cho người lao động.

Mục lục [Ẩn]

Hiện nay, nhiều công ty có tình trạng lách luật, áp dụng những cách khác nhau để trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là vấn đề gây bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách an sinh dài hạn của Nhà nước. Vậy người lao động cần làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

Cần làm gì khi doanh nghiệp không đóng BHXH cho nhân viên

Phải làm gì với doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động?

Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, những đối tượng sau đây bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Trong trường hợp người lao động là một trong những đối tượng trên đây thì người sử dụng lao động và người lao động cần có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đọc thêm:

Những thay đổi về BHXH năm 2021

Những thông tin về BHXH doanh nghiệp

Phải làm gì nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

Quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật BHXH 2014 chỉ ra: Người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, nếu phát hiện công ty không đóng BHXH cho nhân viên, người lao động cần thực hiện theo trình tự sau đây:

Khiếu nại tới Ban giám đốc và tổ chức công đoàn của công ty

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định, người lao động gửi yêu cầu khiếu nại đến những người có thẩm quyền (ở đây là Ban giám đốc và tổ chức công đoàn của Công ty) để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH. Thời gian gửi là trong vòng 180 ngày kể từ ngày biết được công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình.

Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Tham khảo Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động nắm được: Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu giải quyết, công ty vẫn không đóng BHXH hoặc người lao động không nhất trí với cách giải quyết của công ty thì người lao động tiến hành khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao Động Thương binh và Xã hội trên địa bàn doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính.

Khiếu nại lên Sở LĐTBXH

Khiếu nại lên Sở LĐTBXH là bước cuối cùng nếu như các cấp dưới không thể tự giải quyết

Hiện nay, Chánh thanh tra Bộ LĐTBXH là chủ thể cuối cùng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về các thủ tục hành chính của người lao động.

Chú ý:

  • Người lao động có thể khiếu nại trực tiếp hay gửi đơn thư trong cả 2 lần khiếu nại.
  • Người lao động nên khiếu nại đích danh để vụ việc dễ giải quyết hơn. Nếu khiếu nại nặc danh, cơ quan có thẩm quyền sẽ không biết phải gửi văn bản giải quyết tới ai.

Yêu cầu hoà giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

Bảo hiểm xã hội mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động. Do đó, để giúp người lao động đảm bảo quyền lợi và tránh gặp phải những rắc rối pháp lý, pháp luật có thể đưa ra đề nghị người lao động yêu cầu hoà giải viên lao động tranh chấp (Điều 202 Bộ luật Lao động 2012) trước khi báo cáo Tòa án giải quyết. Thời hạn hoà giải trong vòng 6 tháng kể từ khi biết công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Khởi kiện lên Tòa án nhân dân

Điều 119 Luật BHXH nêu ra điều kiện: Người lao động được quyền khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giải quyết quyền lợi về việc không đóng BHXH của doanh nghiệp trong thời gian làm việc, khi gặp các điểm sau đây:

  • Không tán thành với quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Hoà giải giữa 2 bên không thành công;
  • Hết thời hạn mà vẫn không giải quyết khiếu nại hoặc hoà giải;
  • Công ty vẫn không đóng BHXH.

Mức phạt cho doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt khi doanh nghiệp không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Việc trốn đóng BHXH cho nhân viên không chỉ làm ảnh hưởng đến kinh tế mà còn khiến cho nhân viên không an tâm làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Trên đây là những điều người lao động cần làm khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Ngoài việc phải xử lý khiếu nại BHXH cho nhân viên, doanh nghiệp còn chịu những hình phạt từ quy định của Nhà nước khi trốn đóng BHXH cho người lao động.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *