avatart

khach

icon

Có thể đóng bù bảo hiểm xã hội được không?

Bảo hiểm xã hội

- 07/03/2022

0

Bảo hiểm xã hội

07/03/2022

0

Bảo hiểm xã hội là chính sách do Nhà nước tổ chức đem lại nhiều quyền lợi cho người tham gia. Chính vì vậy, nhiều người không biết có thể đóng bù bảo hiểm xã hội được không khi có thời gian đóng ngắt quãng vì những lý do khác nhau.

Mục lục [Ẩn]

Tình trạng người lao động bị đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng trong một vài tháng hoặc cả năm do nghỉ việc hoặc những lý do khác xảy ra khá phổ biến. Nhiều người lao động phân vân có thể đóng bù bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian không đóng này được không?

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện đều là chính sách an sinh dài hạn của Nhà nước, đem đến những quyền lợi tốt đẹp cho người tham gia, ví dụ như:

  • Được hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động, đảm bảo cuộc sống sau này, không trở thành gánh nặng cho xã hội và con cái. Mức lương hưu hàng năm sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
  • Có chế độ chăm sóc bằng bảo hiểm y tế, được giảm trừ chi phí lớn khi khám và điều trị bệnh. Thăm khám và điều trị không loại trừ hầu hết bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín hàng đầu nước ta.
  • Được hưởng chế độ tử tuất cho nhân thân và người mai táng khi chẳng may người tham gia BHXH bị chết.
  • Từ năm 2018, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền cho người tham gia BHXH tự nguyện nhằm khuyến khích người dân được hưởng chế độ an sinh dài hạn này.
  • Thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn với thời gian đóng BHXH bắt buộc nếu người lao động có điều kiện đi làm và được tham gia BHXH bắt buộc.
  • Được hưởng chế độ thai sản cho những người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Kể cả chồng cũng được hưởng nếu tham gia. Điều này tạo điều kiện về thời gian và kinh tế cho gia đình chăm sóc con cái.

Và còn rất nhiều lợi ích khác khi tham gia BHXH. Chính vì vậy, người lao động rất trăn trở liệu trong quá trình lao động có những thời điểm ngừng đóng BHXH thì có được đóng bù để hưởng quyền lợi trọn vẹn không? 

Đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc được không?

Căn cứ vào một số điều khoản luật sau đây:

Khoản 2 Điều 21 Luật BHXH 2014:

“2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Khoản 1 và khoản 3 Điều 85 cũng tại Luật này:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Như vậy, hàng tháng người sử dụng lao động đóng BHXH và trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng 1 lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó không đóng BHXH. Đồng thời cũng không có căn cứ để trích nộp (không đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc). Do đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Đóng bù BHXH cho những tháng không đóng được không?

BHXH bắt buộc chưa có chính sách đóng BHXH cho những tháng không đóng

Đọc thêm:

BHXH năm nay có gì thay đổi?

Đóng BHXH 1 tháng có sổ không?

Đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?

Đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, linh hoạt hơn về mức đóng và thời gian đóng. Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu bạn chưa đủ số năm đóng BHXH thì được đóng bù BHXH tự nguyện. 

Các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện

Căn cứ vào Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động sẽ được đóng bù BHXH tự nguyện nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Đóng bù cho những tháng đã tham gia BHXH tự nguyện chưa đóng

Theo đó, Điều 12 Nghị định 134/2015-NĐ/CP quy định rõ:

“Điều 12. Thời điểm đóng

3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.”

Khi bạn đang tham gia BHXH tự nguyện nhưng bị tạm dừng một số tháng không đóng; trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì tính số tiền đóng bù bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Trường hợp 2: Đóng bù BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu

Căn cứ vào Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015-NĐ/CP, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định được đóng một lần cho những năm còn thiếu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Để được đóng bù BHXH tự nguyện trong trường hợp này, người lao động phải đáp ứng đồng thời điều kiện đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm (120 tháng).

Lúc này, người lao động sẽ được đóng bù để tích lũy đủ 20 năm BHXH và được giải quyết hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức đóng bù BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 9 và Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức đóng bù BHXH sẽ được tính theo công thức sau:

Mức đóng bù BHXH tự nguyện = Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoán x (1+r)i

Trong đó:

  • r là lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng được công bố của năm trước liền kề với năm đóng
  • i là số tháng chậm đóng/gián đoán.

Về tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn sẽ được xác định theo công thức sau:

Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện x Số tháng.

Qua bài viết này, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề có thể đóng bù bảo hiểm xã hội không. Thực tế, việc đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện là có, còn đối với BHXH bắt buộc thì chưa có quy định về việc đóng bù. Do đó, người lao động nên chủ động quan tâm tới tình hình đóng BHXH của mình để có những phương án xử lý tốt nhất khi gặp vấn đề xảy ra.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *