avatart

khach

icon

Những cơ quan xử lý bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng

Bảo hiểm xã hội

- 31/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội

31/03/2021

0

Bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng bao gồm Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng và các chi nhánh, có chức năng giải quyết trợ cấp thất nghiệp, tư vấn và hướng nghiệp cho người lao động trên địa bàn.

Mục lục [Ẩn]

Để giúp người lao động Đà Nẵng thuận tiện trong việc làm các thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp thông tin liên lạc của những cơ quan xử lý bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng.

Thông tin liên lạc của các cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng

Bảo hiểm thất nghiệp quận Liên Chiểu Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 278 Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3740261
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp quận Cẩm Lệ Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 657 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3681828
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Trụ sở Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Trụ sở Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Bảo hiểm thất nghiệp quận Hải Châu Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 21 Phan Châu Trinh, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3550222
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp quận Thanh Khê Đà Nẵng

Hiện nay, quận Thanh Khê chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm. Vì vậy, người lao động muốn thực hiện các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sẽ đến trụ sở tại:

  • Địa chỉ: Số 21 Phan Châu Trinh, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3550222
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp quận Sơn Trà Đà Nẵng

Hiện nay, quận Sơn Trà chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm. Vì vậy, người lao động muốn thực hiện các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sẽ đến trụ sở tại:

  • Địa chỉ: Số 21 Phan Châu Trinh, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3550222
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Hiện nay, quận Ngũ Hành Sơn chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm. Vì vậy, người lao động muốn thực hiện các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sẽ đến trụ sở tại:

  • Địa chỉ: Số 657 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3681828
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp huyện Hoà Vang Đà Nẵng

Hiện nay, quận Hòa Vang chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm. Vì vậy, người lao động muốn thực hiện các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sẽ đến trụ sở tại:

  • Địa chỉ: Số 278 Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3740261
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Bảo hiểm thất nghiệp huyện Hoàng Sa Đà Nẵng

Hiện nay, quận Hoàng Sa chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm. Vì vậy, người lao động muốn thực hiện các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sẽ đến trụ sở tại:

  • Địa chỉ: Số 278 Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3740261
  • Website: https://vieclamdanang.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30-11h30/8h00-12h00); buổi chiều (13h30-17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

Tra cứu thêm:

Thông tin bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội

Thông tin bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương

Chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ trợ cấp thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc, đồng thời đã chốt thời gian tham gia trong sổ BHXH;
  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (lấy đơn tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải mẫu tại đây);
  • Bản chính hoặc bản sao công chứng của một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc;...
  • 2 ảnh ảnh chân dung 3x4 hoặc 4x6 của người lao động được chụp gần nhất trong 6 tháng;
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân và bản chính để đối chiếu.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người lao động tiến hành nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc (quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013). Nếu quá thời gian trên thì dù có đủ điều kiện và đã làm hồ sơ, người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.

Thời hạn giải quyết khi đã nhận đủ hồ sơ là trong vòng 20 ngày, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, trình lên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định. Với người lao động gửi hồ sơ qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp mà chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở LĐTBXH ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nhận quyết định này tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 1 bản đến BHXH tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để được thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động, 1 bản gửi đến người lao động được hưởng trợ cấp.

Với những trường hợp không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, thì Trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bài viết đã đem đến những thông tin cần thiết về các cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng. Chúng tôi hy vọng đã giúp cho những người lao động quan tâm có thêm kiến thức hữu ích và chủ động giải quyết khi muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *