avatart

khach

icon

Hướng dẫn cách tính trợ cấp ốm đau cho người lao động

Bảo hiểm xã hội

- 23/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

23/04/2021

0

Nắm được cách tính trợ cấp ốm đau sẽ giúp người lao động chủ động tính đúng được các quyền lợi về ốm đau của mình nếu đủ điều kiện. Tham khảo bài viết sau đây để có những thông tin hữu ích!

Mục lục [Ẩn]

Trường hợp người lao động nghỉ ốm sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu như đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy cách tính trợ cấp ốm đau hiện nay ra sao? Thời gian nộp hồ sơ và giải quyết là bao lâu?

Người lao động được nhận trợ cấp ốm đau

Tính trợ cấp ốm đau là nghiệp vụ cần thiết khi người lao động bị ốm được hưởng chế độ

Trợ cấp ốm đau tính như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng chế độ ốm đau được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc: 24 x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Ví dụ: Người lao động Đào Văn Hưng đang đóng BHXH ở mức 6.000.000 vnđ/tháng. Từ ngày 11-15/05/2020, anh Hưng nghỉ việc nhập viện điều trị viêm ruột thừa cấp tính. Như vậy, anh Hưng sẽ được hưởng mức chế độ ốm đau như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = 6.000.000 : 24 x 75% x 5 = 937.500 vnđ

  • Mức hưởng chế độ ốm đau với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

  • 65% nếu người lao động đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
  • 55% nếu người lao động đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • 50% nếu người lao động đóng BHXH dưới 15 năm.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Mai làm việc tại doanh nghiệp bánh kẹo Hải Hà, đã đóng BHXH 20 năm. Tuy nhiên, vừa rồi phải nghỉ việc để điều trị bệnh Thalassemia theo chỉ định của bác sĩ.

Bà Mai nghỉ việc từ 5/3/2020 đến 17/9/2020 để chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

Như vậy, thời gian nghỉ ốm của bà Mai được tính theo: 6 tháng (180 ngày) tính đến 4/8; từ 4/8 đến 17/9 là 1 tháng 14 ngày; tổng nghỉ 7 tháng 14 ngày. Và số tiền được hưởng chế độ ốm đau là:

  • Số tiền trong 180 ngày đầu = 7.400.000 x 75% x 6 = 33.300.300 (đồng)
  • Số tiền trong tháng kề sau 180 ngày = 7.400.000 x 55% x 1= 4.070.000 (đồng)
  • Số tiền nhận được của 14 ngày lẻ còn lại: 7.400.000/24 x 55% x 14 = 2.374.166 đồng

Tổng số tiền bà Mai nhận được cho chế độ này là: 39.744.466 đồng

b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Đối với những ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

  • Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
  • Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
    Nếu người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

Ví dụ: Áp dụng lại vào trường hợp bà Mai có số ngày lẻ trong tổng quá trình điều trị bệnh là 14 ngày, sẽ được tính như sau:

Số tiền nhận được của 14 ngày lẻ còn lại: 7.400.000/24 x 55% x 14 = 2.374.166 đồng

Đọc thêm:

Thời gian nghỉ chế độ ốm đau của từng trường hợp

Hướng dẫn lập hồ sơ trợ cấp ốm đau

Tổng quan về trợ cấp ốm đau hiện nay

Thời gian nộp hồ sơ tính chế độ ốm đau

Điều 102 Luật BHXH quy định về thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Thời gian giải quyết chế độ ốm đau

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp người lao động không được nhận chế độ ốm đau, cơ quan BHXH cần có văn bản giải thích, nêu rõ lý do.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm những giấy tờ gì?

Người lao động chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm các giấy tờ:

  • Bản thân người lao động chuẩn bị: Bản chính/bản sao Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp.
  • Trường hợp người lao động mắc bệnh dài ngày: Bản chính/bản sao Giấy ra viện. Với người có thời gian không điều trị nội trú thì cần thêm bản sao Phiếu hội chẩn hoặc bản sao Biên bản hội chẩn thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị.
  • Trường hợp người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm: Bản chính/bản sao Giấy ra viện hoặc Bản chính/bản sao Sổ y bạ của con.

Lưu ý: Phụ lục 5 Thông tư 14/2016/TT-BYT quy định Giấy ra viện cần ghi rõ họ tên bệnh nhân nhưng nếu người bệnh là người mất/bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha mẹ hoặc người giám hộ.

  • Với người lao động khám chữa bệnh tại nước ngoài cần chuẩn bị: Giấy khám chữa bệnh bản dịch tiếng Việt được công chứng do cơ sở y tế nước ngoài cấp.
  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị danh sách hưởng chế độ ốm đau của người lao động theo Mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH.

Chế độ ốm đau có tính Thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, chế độ ốm đau có tính Thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ không được chia thành 2 trường hợp:

  • Thời gian hưởng chế độ ốm đau thông thường, mức tối đa 30 - 70 ngày/năm thì số ngày nghỉ được tính là ngày làm việc, không bao gồm Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ;
  • Thời gian hưởng chế độ ốm đau nằm trong Danh mục những bệnh chữa trị dài ngày theo quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT thì 180 ngày nghỉ dài hạn sẽ bảo gồm cả Thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách tính trợ cấp ốm đau cho người lao động. Mong rằng người lao động có thể tự áp dụng vào trường hợp của mình để tính toán 1 cách chính xác nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *