avatart

khach

icon

Tổng quan chế độ thai sản hiện nay

Bảo hiểm xã hội

- 28/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

28/04/2021

0

Chế độ thai sản là quyền lợi quan trọng người lao động được hưởng nếu đủ điều kiện khi tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy những quy định nào về chế độ này mà người lao động cần nắm được?

Mục lục [Ẩn]

Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, một trong những chế độ quan trọng được hưởng là chế độ thai sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những quy định liên quan đến chế độ này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về tổng quan chế độ thai sản 2021.

Ý nghĩa của chế độ thai sản

Chế độ thai sản do Nhà nước quy định với những quyền lợi nhằm đảm bảo nguồn thu nhập và sức khỏe cho người lao động (đặc biệt là lao động nữ) trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, không may bị sảy thai, nạo, hút, phá thai bệnh lý,...

Khi được hưởng chế độ thai sản, cả lao động nam và lao động nữ sẽ có thêm thời gian và tài chính để chăm sóc con nhỏ, phục hồi sức khoẻ tốt hơn.

Người lao động được hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản cho người lao động

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định về đối tượng và điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Thời gian nghỉ chế độ thai sản 2021

Các Điều Luật BHXH 2014 quy định về thời gian nghỉ chế độ thai sản như sau:

Trường hợp nghỉ khám thai

  • Lao động nữ được nghỉ việc khám thai 5 lần trong quá trình mang thai, mỗi lần được nghỉ 1 ngày.
  • Trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý, thai nhi có vấn đề thì mỗi lần khám thai được nghỉ 2 ngày.
  • Thời gian nghỉ được tính theo ngày làm việc, không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị.

Trường hợp nghỉ thai sản khi lao động bị sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản phải tuân theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, tối đa theo quy định là:

  • 10 ngày với những trường hợp mang thai dưới 05 tuần tuổi.
  • 20 ngày với những trường hợp mang thai từ 05 - 13 tuần tuổi.
  • 40 ngày với những trường hợp mang thai từ 13 - 25 tuần tuổi.
  • 50 ngày với những trường hợp mang thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này tính cả nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ sinh con

  • Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sinh con tối đa 6 tháng, trong đó thời gian nghỉ trước sinh không quá 2 tháng. Với những lao động nữ sinh đôi trở lên, cứ mỗi con thì được nghỉ thêm 1 tháng.
  • Với lao động nam:

+ Với những trường hợp thông thường, lao động nam đóng BHXH được nghỉ 05 ngày khi vợ sinh con.

+ Với trường hợp vợ sinh mổ thì được nghỉ 7 ngày.

+ Với trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày.

+ Với trường hợp vợ sinh 3 trở lên, cứ mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày.

+ Vợ vợ sinh đôi và sinh mổ thì lao động nam được nghỉ 14 ngày.

  • Thời gian nghỉ chế độ nhận nuôi con nuôi:

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

  • Thời gian nghỉ chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai sẽ được nghỉ như sau:

+ Nghỉ 7 ngày khi thực hiện đặt vòng tránh thai.

+ Nghỉ 15 ngày với những ai triệt sản.

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định:

“Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”

Khoản 2 Điều 41 Luật BHXH 2014 cũng quy định về thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh tối đa như sau:

  • Nghỉ 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên.
  • Nghỉ 07 ngày nếu sinh mổ.
  • Nghỉ 05 ngày với các trường hợp khác.

Lưu ý:

  • Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong năm nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.

Thời gian nghỉ thai sản phụ thuộc vào từng trường hợp

 

Thời gian nghỉ thai sản phụ thuộc vào từng trường hợp

Đọc thêm: Lao động nữ được nghỉ thai sản trước bao lâu?

Mức hưởng chế độ thai sản

Theo quy định của pháp luật, người lao động được hưởng các khoản tiền bảo hiểm xã hội chế độ thai sản.

Trợ cấp một lần khi sinh con

Điều 38 Luật BHXH 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản:

Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1.490.000 vnđ/tháng. Mức hưởng trợ cấp 1 lần sẽ = 1.490.000 x 2 = 2.980.000 vnđ.

Trường hợp trong 2 vợ chồng, người vợ không tham gia BHXH, nếu người chồng tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi người vợ sinh thì sẽ được hưởng trợ cấp thai sản 1 lần này.

Tiền chế độ thai sản

Điều 39 Luật BHXH năm 2014 quy định:

Mức hưởng hằng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Nếu chưa đóng đủ 6 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng.

Mức hưởng chế độ thai sản của nam giới

Tiền thai sản của chồng được tính theo mức như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ

Tiền hỗ trợ dưỡng sức sau sinh

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh thai sản 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 vnđ/tháng. Như vậy, tiền dưỡng sức sau sinh 1 ngày = 1.490.000 x 30% = 447.000 vnđ.

Đọc thêm: Quy định về chế độ thai sản hiện nay

Những thông tin cơ bản và cần thiết về chế độ thai sản 2021 đã được tóm gọn trong bài viết này. Chúng tôi hy vọng đã giúp người lao động hiểu biết thêm về chế độ quan trọng này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *