avatart

khach

icon

Bố mẹ về hưu, con cái có nuôi nổi?

Tài chính cá nhân

- 26/05/2021

0

Tài chính cá nhân

26/05/2021

0

“Bố mẹ về hưu, con cái có nuôi nổi không?, đây gần như là tâm tư xen lẫn nỗi lo lắng mà rất nhiều các bậc cha mẹ bận tâm nghĩ suy.

Mục lục [Ẩn]

Cách đây không lâu trong một lần tìm kiếm, tôi tình cờ đọc được một bài chia sẻ trên trang báo mạng uy tín. Bài viết có tựa đề “Cái giá xót xa khi nuôi con để ‘cậy lúc về già’”. Bài viết là câu chuyện về một người phụ nữ dành hết tình yêu thương, chăm sóc cho người con trai duy nhất sau khi chồng mất sớm. Bà sẵn sàng nhịn ăn, vay mượn với mong muốn con học hành thành tài trong tương lai. Thay vì sử dụng các khoản tích lũy cho bản thân, bà dồn hết cho tương lai của cậu con trai. Trong suy nghĩ của bà, khi thành công con sẽ không bao giờ phụ công lao của mẹ cha. Tuổi già của bà chỉ hy vọng ở con. 

Sau khi con trai tốt nghiệp và đi làm, bà mẹ này cũng tự cho mình nghỉ hưu dù đang ở độ tuổi có thể lao động, làm việc được. Vì không có lương hưu, không có khoản tích lũy nào nên hàng tháng bà đều trông chờ vào số tiền con trai gửi về để chi tiêu. Tuy nhiên mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ ngày anh con trai lập gia đình. Cuộc sống hai vợ chồng người con ở thành phố đắt đỏ lại thêm việc phải lo cho con cái học hành, vấn đề nhà cửa, sinh hoạt khiến người con dâu phải chi tiêu thắt chặt, bao gồm cả khoản gửi về cho mẹ chi tiêu. Cảnh thiếu trước hụt sau khiến cuộc sống gia đình ngày càng bí bách.

Con cái nuôi cha mẹ khi về già

Con cái là khoản đầu tư của cha mẹ

Sau này vì những mâu thuẫn nảy sinh, người mẹ dù tuổi đã lớn nhưng vẫn phải đi xin việc làm để kiếm sống. Nhưng vì tuổi cao nên rất nhiều lần bà bị từ chối. Những năm tháng cuối đời người mẹ này phải sống rất tằn tiện, chắt bóp từng đồng. Hệ lụy thấy rõ của việc không có sự tích lũy, chuẩn bị cho tuổi già, phải phụ thuộc vào người khác.

Thực tế, bài toán chữ "Hiếu" và phụng dưỡng cha mẹ dù ở thời điểm nào cũng luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Ai cũng hiểu rằng cái gốc của mỗi người đều nằm ở mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ở gia đình. Tuy nhiên, ở mỗi hoàn cảnh hay nền văn hóa khác nhau nó lại tạo ra những quan niệm khác nhau về việc phụng dưỡng mẹ cha.

Quan điểm của nhiều người Việt Nam, con cái luôn là khoản đầu tư lớn của cha mẹ. Họ dồn hết tình yêu thương lẫn vật chất, tiền bạc cho sự giáo dục, trưởng thành của con cái. Cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng ở con bởi họ có chung suy nghĩ, đầu tư cho con chính là đang xây dựng điểm nương tựa vững chắc cho tuổi già. Cho nên một cốt lõi gần như ăn sâu vào văn hóa của nhiều cha mẹ Việt Nam là khi đến tuổi trưởng thành, con cái sẽ báo hiếu cha mẹ bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp hàng tháng. Vấn đề này đặc biệt thấy rõ ở những vùng nông thôn.

Đối với việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, về mặt pháp luật, đây là nghĩa vụ con cái phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 71, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.

Tuy nhiên, thực tế việc dồn hết tất cả vào con, phó mặc tuổi già cho con gần như là quan điểm sai lầm của nhiều ông bố, bà mẹ. Câu chuyện trên đã minh chứng cụ thể cho điều này. Cha mẹ khi đặt quá nhiều kỳ vọng phụng dưỡng tuổi già lên con cái sẽ vô tình tạo áp lực cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không làm tròn trách nhiệm chăm sóc, con cái sẽ bị lên án chỉ trích, thậm chí chính bản thân họ cũng cảm thấy có lỗi với cha mẹ. Hơn nữa khi cha mẹ già, con cái cũng có gia đình riêng, nhu cầu tài chính ngày càng lớn khi họ lo cho sức khỏe gia đình riêng, lo tiền ăn học cho con cái và lo ổn định nhà cửa…, trong khi nguồn thu nhập có thể không tăng hoặc tăng chậm hay bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Điều này khiến nguồn lực tài chính bị thu hẹp, việc chăm sóc cha mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. 

Quỹ hưu trí cho bố mẹ

Mỗi người nên chủ động tích lũy tài chính cho cuộc sống khi về già

Tôi nghĩ ở thời đại bây giờ, quan niệm "con cái là của để dành" gần như không còn đúng với số đông nữa. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ cha nhưng không đồng nghĩa với việc cha mẹ phó mặc toàn bộ cuộc sống về già cho con cái. Thay vì luôn suy nghĩ  “Bố mẹ về hưu, con cái có nuôi nổi”, mỗi cá nhân nên tự lo cho chính mình để chủ động sống theo ý mình khi về hưu là cách tốt nhất. 

Khi về hưu người già vẫn có những nhu cầu thiết yếu thường ngày như quần áo, thực phẩm, chi phí thuốc men, thăm khám ở bệnh viện… Đặc biệt ở độ tuổi này, sức khỏe sụt giảm, nguy cơ mắc bệnh tật đều ở mức cao, đi kèm với đó là chi phí y tế đắt đỏ. Nếu người cao tuổi có lương hưu, có tiền để dành dụm trong suốt thời tuổi trẻ thì những vấn đề trên sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu phụ thuộc vào con cái, các vấn đề trên sẽ là gánh nặng. 

Ngày nay đã có nhiều người chủ động trong vấn đề tích lũy cho cuộc sống khi về già bởi họ dần nhận ra sự cần thiết của việc có một khoản tài chính vững chắc cho cuộc sống sau tuổi lao động. Họ thấy được rằng, một khi có sự chuẩn bị, họ được sống thoải mái và tự quyết định điều mình muốn mà không làm ảnh hưởng đến con cháu. 

Đương nhiên việc chuẩn bị cho cuộc sống khi về già không bó buộc trong bất cứ quy định nào. Một số người có thể lựa chọn gửi tiết kiệm, mua vàng, đóng bảo hiểm xã hội, trong khi một số khác có thể lựa chọn tham gia quỹ hưu trí tự nguyện hay kết hợp nhiều cách... Nhưng dù lựa chọn cách thức nào việc tích lũy từ sớm cũng mang lại cuộc sống an nhàn cho bạn ở tuổi xế chiều. 

Thực tế, mỗi gia đình là mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có người thuận lợi về nguồn thu nhập nên tiết kiệm từ khi còn trẻ và kết hợp nhiều kênh tiết kiệm hay đầu tư làm của để dành trong khi đó vẫn có khả năng lo cho gia đình. Bên cạnh đó còn rất nhiều người vất vả làm việc mà chỉ đủ nuôi con ăn học. Và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi vẫn là không bao giờ là quá muộn để tiết kiệm cho tuổi già. Ngay từ lúc ra trường đi làm và có nguồn thu nhập riêng, tôi đã không còn nhận nguồn trợ cấp từ bố mẹ nữa. Khi đó tôi luôn khuyến khích bố mẹ chuẩn bị những quỹ tài chính nhỏ cho tuổi già bằng cách hướng dẫn bố mẹ gửi tiết kiệm hoặc bỏ ống heo, hay mua vàng... Ngoài ra, tôi cũng thấy rất nhiều gia đình khi có điều kiện về kinh tế, con cái họ lựa chọn cách mở sổ tiết kiệm riêng đứng tên bố mẹ, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho bố mẹ… đó như là một món quà giúp cho cuộc sống về già của bậc sinh thành được an nhàn, vui vẻ hơn. 

Nói vậy để thấy, phụng dưỡng mẹ cha có nhiều cách khác nhau. Khái niệm tự chủ khi về già nhìn ở cuộc sống hiện đại chúng ta sẽ luôn thấy được mặt tích cực của nó. Vấn đề cốt lõi nằm ở việc mỗi cá nhân thể hiện sự chủ động của mình như thế nào đối với việc tiết kiệm cho quỹ hưu trí.

Chuẩn bị trước một kế hoạch cho hưu trí là bí quyết cho tuổi nghỉ hưu yên vui, hạnh phúc. Buông bỏ quan niệm xem “con cái là của để dành” để thoải mái nghỉ hưu, thay vì sống trong sự phụ thuộc không mong muốn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *