Cảnh báo chứng khoán lừa đảo - Rủi ro khi đầu tư chứng khoán quốc tế phi pháp
Mục lục [Ẩn]
Lợi nhuận cao, bao lãi, không mất phí, rút tiền dễ dàng là những chiêu thức của những sàn chứng khoán tự xưng là “quốc tế” dụ dỗ các nhà đầu tư. Nhiều người đã phải nhận trái đắng, thua lỗ, thậm chí cháy tài khoản và cho rằng chứng khoán lừa đảo. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Chứng khoán quốc tế là gì? Chứng khoán lừa đảo từ quốc tế xuất hiện tại Việt Nam
Có thể khẳng định chứng khoán quốc tế là có thật và hoàn toàn có thị trường để giao dịch.
Với thị trường tài chính nước ngoài, ta có khái niệm “Chứng chỉ lưu ký”, tiếng Anh là Depositary Receipts (DR), cụ thể hơn với việc lưu hành tại Châu Âu, Châu Mỹ, Úc là Global Depositary Receipts, còn lưu hành riêng tại Mỹ là American Depositary Receipts.
Nếu như bạn muốn tham gia thị trường chứng khoán ở 1 quốc gia mà bạn không có quốc tịch, ví dụ như ở Mỹ, bạn sẽ phải giao dịch DR do ngân hàng phát hành. Ở Mỹ, các ngân hàng sở hữu đơn vị chứng khoán sẽ phát hành DR dựa trên chứng khoán cơ sở, và bán DR cho bạn - Người có nhu cầu đầu tư chứng khoán xuyên biên giới.
DR không phải là tài sản gốc hay tài sản cơ sở, có thể hiểu nó là 1 dạng chứng khoán phái sinh, giúp cho người nước ngoài tiếp cận với cổ phiếu của các công ty ở nước sở tại.
Hiện nay, giao dịch DR đã được nhiều quốc gia chấp nhận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc mở tài khoản chứng khoán tại 1 sàn giao dịch chứng khoán quốc tế nhằm tạo ra giao dịch DR vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ, chưa kể giao dịch DR tại Việt Nam đã có dấu hiệu biến tướng về chứng khoán quốc tế lừa đảo.
Tham gia chứng khoán quốc tế như thế nào?
Nhiều ví dụ về chứng khoán quốc tế lừa đảo đã được báo chí đưa tin dạo gần đây:
- Anh Thanh Dũng, một nhà đầu tư cá nhân mới kể lại kinh nghiệm “thương đau” của mình khi trải nghiệm sàn mệnh danh chứng khoán quốc tế UTD chỉ sau 2 tuần. Anh được nhân viên môi giới nói chuyện, tư vấn rất nhiệt tình vui vẻ và thuyết phục “trade 10 lệnh đầu tiên lợi nhuận 50% nên nạp hẳn 3.000 USD để chơi”, nhưng cẩn thận nên anh Dũng chỉ nạp 1.000 USD. Khi anh muốn chuyển sàn thì không được hỗ trợ. Muốn rút tiền thì nhân viên môi giới nói là phải cập nhật hồ sơ cho kỹ thuật và tài khoản phải vào lệnh, với khối lượng ký quỹ là 30% và duy trì trong 72 giờ... Chính vì điều kiện duy trì lệnh trong thời gian quá dài đã khiến tài khoản anh Dũng bị lỗ 50% dù trước đó nhân viên môi giới không hề nói đến điều kiện này.
- Mới đây, trong một nhóm kín về đầu tư ngoại hối, nhà đầu tư tên Mạnh Kha chia sẻ đã nạp 3.000 USD vào sàn UTspot và được một nhân viên tư vấn gọi từ nước ngoài sang tư vấn mua nhiều mã cổ phiếu lạ. Làm theo hướng dẫn, tài khoản của anh bị lỗ 1.000 USD ngay sau đó. Các ngày tiếp theo, nhà đầu tư này đánh ngược tư vấn của nhân viên sàn đưa ra và lãi gần 6.000 USD nên quyết định rút vốn. Tuy nhiên, sàn không cho rút với lý do “không xác minh được tiền trong tài khoản có phi pháp hay không, muốn xác minh thì phải nạp tiền đánh tiếp”. Nhắm mắt làm theo chỉ dẫn, từ chỗ lãi 6.000 USD, trong nháy mắt, tài khoản của nhà đầu tư này âm tới tận 6.000 USD.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế
Nhiều rủi ro với chứng khoán lừa đảo quốc tế
Rủi ro pháp lý
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định: “Nhà đầu tư cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài”, đồng thời phải đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-NHNN.
Chương trình thưởng cổ phiếu nêu trong luật được hiểu đơn giản, bạn là 1 nhân viên của công ty nước ngoài, khi Công ty bạn phát hành cổ phiếu để thưởng cho nhân viên thì bạn được quyền sở hữu cổ phiếu đó một cách hợp pháp và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Còn hiện nay giao dịch DR - Hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài chưa được pháp luật Việt Nam công nhận nền các nhà đầu tư sẽ khó có thể đòi hỏi quyền lợi nếu phát hiện chứng khoán quốc tế có dấu hiệu lừa đảo.
Rủi ro từ đối tượng môi giới và nền tảng giao dịch
Những nhà đầu tư tại Việt Nam không thể trực tiếp giao dịch với các sàn mà phải làm việc thông qua nhân viên môi giới được các đại lý sàn uỷ quyền.
Cũng vì thế mà các hành vi chứng khoán lừa đảo bắt nguồn từ đại lý môi giới. Họ thu hút nhà đầu tư bằng những lời mời chào hấp dẫn từ bao lãi, tham gia khóa học miễn phí, tới những sự kiện ở nơi sang trọng. Khi bạn đã bùi tai và bắt đầu rút tiền với số tiền thấp, người môi giới sẽ báo lãi để dụ con mồi vào tròng. Lúc đó, bạn tin tưởng và bỏ vào nhiều tiền hơn, họ sẽ báo lỗ đột ngột và cuối cùng bạn bị cháy tài khoản.
Lỗ hổng lớn nhất của các nhà đầu tư chính là sự thiếu thông tin thị trường, dường như họ phó mặc hết quyết định đặt lệnh mua/bán cho người môi giới. Bên môi giới thường tư vấn thời điểm đặt lệnh họ cho là “sinh lời”. Khi đó, bạn đặt lệnh mua sẽ bị cộng giá lên và đặt lệnh bán sẽ bị trừ giá đi. Cứ thế dần dần nhà đầu tư sẽ thua lỗ.
Ngoài ra, dòng tiền của bạn có khi còn không đến được sàn giao dịch mà bị đại lý giữ đạo. Các hành vi lừa đảo chứng khoán ngày càng tinh vi với nhiều thông tin mù mờ, ít ỏi làm các nhà đầu tư khó kiểm chứng.
Tóm lại, qua những phân tích trong bài viết này, chúng tôi mong các nhà đầu tư sáng suốt, lựa chọn những kênh đầu tư chứng khoán chính thống tại Việt Nam, được pháp luật cho phép và bảo vệ để có kết quả đầu tư an toàn, hiệu quả.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất