avatart

khach

icon

Trái phiếu Outright là gì? Các quy định khi giao dịch Outright trái phiếu

Chứng khoán

- 14/08/2021

0

Chứng khoán

14/08/2021

0

Thuật ngữ trái phiếu Outright được dùng rất phổ biến trong đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư mới vẫn chưa hiểu về trái phiếu Outright. Vậy trái phiếu Outright là gì? Có những quy định nào liên quan đến trái phiếu Outright khi giao dịch?

Mục lục [Ẩn]

Trái phiếu Outright là gì?

Trái phiếu Outright thực chất là một thuật ngữ được các nhà đầu tư dùng để gọi các trái phiếu được giao dịch theo phương thức giao dịch outright.

Giao dịch outright trái phiếu là giao dịch mua bán thông thường. Đây là giao dịch áp dụng cho trái phiếu chính phủ (TPCP). Giao dịch này được định nghĩa như sau:

Giao dịch mua bán thông thường (Giao dịch Outright) là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.

Trái phiếu outright

Trái phiếu outright thực chất là giao dịch outright cho trái phiếu chính phủ

Các quy định về giao dịch outright trái phiếu

Đối với giao dịch outright trái phiếu, sở giao dịch chứng khoán có các quy định cụ thể như sau:

Thời gian giao dịch

Giao dịch outright trái phiếu tuân thủ theo thời gian giao dịch của sở giao dịch chứng khoán đối với trái phiếu chính phủ. Cụ thể như sau:

  • Phiên sáng: 9h00 -  11h30
  • Phiên chiều: 13h – 14h15

Giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và những ngày nghỉ giao dịch theo quy định của cơ quan quản lý.

Loại hình trái phiếu được giao dịch

Giao dịch Outright là phương thức giao dịch được thực hiện cho TPCP có kỳ hạn danh nghĩa trên một (01) năm do Kho bạc Nhà nước phát hành. Ngoài ra các sản phẩm sau cũng được giao dịch theo phương thức này như: 

  • Tín phiếu Kho bạc do Kho bạc nhà nước phát hành có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần;
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
  • Trái phiếu Chính quyền địa phương.

Các quy định về mệnh giá và đơn vị giao dịch

Giao dịch Outright trái phiếu chính phủ cần tuân thủ các quy định về mệnh giá, đơn vị giao dịch như sau:

  • Mệnh giá giao dịch: 100.000 đồng
  • Đơn vị yết giá: 01 đồng
  • Đơn vị giao dịch: 1 trái phiếu/ tín phiếu.
  • Biên độ giao động giá: không quy định

Lệnh giao dịch

Khi giao dịch thông thường (giao dịch Outright) trái phiếu, các lệnh giao dịch được áp dụng gồm:

- Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường: Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường là các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn có hiệu lực trong ngày được chào công khai trên hệ thống.

- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn:  Bao gồm 2 loại lệnh sau:

  • Lệnh yêu cầu chào giá: Lệnh yêu cầu chào giá có tính chất quảng cáo được sử dụng khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh yêu cầu chào giá có thể gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
  • Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn: Lệnh chào với cam kết chắc chắn được sử dụng để chào đối ứng với lệnh yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá.

- Lệnh báo cáo giao dịch: Lệnh báo cáo được sử dụng để nhập giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch.

Khối lượng giao dịch tối thiểu

Đối với giao dịch mua bán thông thường Outright, khối lượng giao dịch sẽ tùy thuộc vào loại lệnh giao dịch. Cụ thể:

  • Với giao dịch mua bán thông thường TPCP theo phương thức thỏa thuận điện tử: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 TPCP.
  • Với giao dịch mua bán thông thường TPCP theo phương thức thỏa thuận thông thường: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.000 TPCP.

Giao dịch mua bán thông thường có khối lượng từ 1 đến 99 TPCP (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và thành viên giao dịch thông thường theo nguyên tắc thỏa thuận về giá. Khi có yêu cầu của nhà đầu tư, thành viên giao dịch thông thường có trách nhiệm mua lại và chỉ được phép thực hiện mua lại TPCP lô lẻ của nhà đầu tư.

Phương thức thanh toán

Giao dịch outright trái phiếu có phương thức thanh toán bù trừ đa phương T+1

Sửa và hủy lệnh

Khi giao dịch outright trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư được sửa và hủy lệnh theo quy định của thị trường:

  • Được phép hủy/sửa lệnh giao dịch chưa được thực hiện.
  • Được phép thực hiện xin sửa lệnh đã thực hiện trong thời gian giao dịch.
  • Sau giờ giao dịch, trường hợp phát hiện lỗi đối với giao dịch đã thực hiện phải báo cáo bằng văn bản tới Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về giao dịch có lỗi ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Việc sửa lỗi sau giờ giao dịch được thực hiện theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán về sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán niêm yết.

Trên đây là các thông tin về trái phiếu outright hay giao dịch outright trái phiếu. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu rõ về outright trái phiếu và các quy định liên quan đến giao dịch này, giúp ích cho việc đầu tư trái phiếu.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *