avatart

khach

icon

Thanh khoản chứng khoán là gì? Yếu tố nào ảnh hướng đến thanh khoản chứng khoán

Chứng khoán

- 15/09/2021

0

Chứng khoán

15/09/2021

0

Tính thanh khoản trong chứng khoán là khái niệm tài chính để chỉ sự chuyển đối từ chứng khoán sang tiền mặt hoặc ngược lại.

Mục lục [Ẩn]

Thanh khoản là tiêu chí quan trọng để đánh giá một tài sản trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể trong chứng khoán, nếu tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán sụt giảm sẽ khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) nghi ngại, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, có khả năng dẫn đến suy thoái. Vậy thực chất thanh khoản chứng khoán là gì?

Thanh khoản chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản (tiếng Anh gọi là Liquidity), hay còn gọi là tính lỏng hoặc tính lưu động.

Thanh khoản là một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ của 1 tài sản bất kỳ có thể được mua/bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.

Trường hợp tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm nhiều, đây thường là loại tài sản có số lượng giao dịch lớn. 

Ví dụ như tiền mặt có tính thanh khoản cao vì nó được "bán" để đổi lấy hàng hóa với giá trị gần như không thay đổi. Hoặc chứng khoán hay các khoản thu, khoản nợ... cũng có tính thanh khoản cao vì khả năng đổi các loại tài sản này ra tiền mặt rất dễ dàng.

Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, chuyển đổi từ tiền mặt qua chứng khoán.

Tính thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản chứng khoán

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những loại có sẵn trên thị trường, việc mua đi/bán lại rất dễ dàng, giá cả ở mức ổn định theo thời gian, và có khả năng phục hồi nguồn vốn đầu tư ban đầu cao.

Thanh khoản chứng khoán giúp các NĐT có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần. Điều này sẽ nâng cao tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán. Ngoài ra, tính thanh khoản càng cao chứng tỏ thị trường chứng khoán càng năng động.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

Có thể thấy tính thanh khoản có tác động lớn đến thị trường chứng khoán cũng như "số mệnh" của doanh nghiệp. Vậy nên chúng ta cần biết những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán:

  • Những con số tài chính: Số liệu tài chính phải ánh thực tế tình hình sản xuất - kinh doanh có đang ổn định và phát triển không. Chắc chắn những doanh nghiệp lớn, uy tín, phát triển tốt sẽ có tính thanh khoản cao, và ngược lại nếu tình hình kinh doanh không tốt thì tính thanh khoản cũng thấp đi.
  • Chính sách của Nhà nước: Các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đều phải tuân thủ và chịu tác động rõ ràng từ phía cơ quản quản lý. Đồng nghĩa với việc tính thanh khoản cũng sẽ chịu những tác động này.

Ví dụ: Năm 2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị số 03 về khống chế dư nợ cho vốn vay và chiết khấu giấy tờ có giá... cho các khánh hàng đầu tư kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức thấp hơn 3% đã gây ảnh hưởng lớn lên thị trường chứng khoán. Thời điểm đó, thị trường lao dốc liên tục, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng NĐT nhưng không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm ban hành chỉ thị.

  • Đối với các NĐT nước ngoài: Quy định pháp luật nước ta chỉ cho phép các NĐT nước ngoài được mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và được mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Điều này làm giới hạn khả năng nắm giữ cổ phiếu của các NĐT nước ngoài. Họ không được mua hết cổ phiếu mình muốn mà buộc phải lựa chọn loại phù hợp nhất. Chính vì vậy, cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với giới đầu tư nước ngoài cũng hạn chế hơn.
  • Tâm lý của NĐT: Giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào thời điểm và nhu cầu của NĐT. Khi thị trường khởi sắc thì các NĐT cũng hứng thú giao dịch hơn. Trái lại, lúc thị trường giảm điểm, các NĐT sẽ chuyển sang trạng thái hoang mang, có tâm lý dè dặt và cẩn trọng hơn.

Có những rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán hay không?

Trong thị trường chứng khoán, các NĐT không chỉ quan tâm tới tính thanh khoản của chứng khoán mà còn phải cân nhắc khả năng bán lại chúng để thu hồi vốn. Nếu khó tìm được người mua/bán giá thấp hơn, nghĩa là khả năng phục hồi của chứng khoán đó kém thì NĐT sẽ phải chịu tổn thất tài chính.

Thực tế, trường hợp NĐT sở hữu nhiều loại chứng khoán trong tay mà không thể bán ra, mỗi ngày đều phải chịu thua lỗ thì đây chính là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

Những sản phẩm đầu tư như kim loại quý, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán... trên thị trường tài chính đều có mối liên hệ với nhau. Một khi thị trường biến động cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán, gây ra khả năng rủi ro thanh khoản.

Do vậy nếu lựa chọn đầu tư chứng khoán, các NĐT phải xem xét kỹ đến khả năng bán lại của chứng khoán để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán, các NĐT cũng cần tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp, phòng ngừa khả năng không bán lại được hoặc khi bán bị mất giá.

Xem thanh khoản thị trường chứng khoán ở đâu?

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tính thanh khoản như sau:

  • Sàn HOSE (đại diện là chỉ số VN-Index) có tính thanh khoản cao hơn so với sàn HNX và sàn UPCOM. Trong đó, các mã chứng khoán ở sàn HNX lại có tính thanh khoản cao hơn sàn UPCOM.
  • Trung bình sàn HOSE sẽ chiếm khoảng 80% tính thanh khoản của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Trường hợp NĐT muốn kiểm tra tính thanh khoản của từng loại cổ phiếu riêng lẻ thì có thể truy cập và các website tài chính như CafeF, Vietstock hoặc website của các công ty chứng khoán.

Ví dụ: NĐT muốn tìm hiểu tính thanh khoản của cổ phiếu VNM (Vinamilk), NĐT truy cập vào site: http://s.cafef.vn/hose/VNM-cong-ty-co-phan-sua-viet-nam.chn

Xem tính thanh khoản của cổ phiếu VNM

 

Xem tính thanh khoản của cổ phiếu VNM

Chỉ cần nhìn vào 1 trong 3 vị trí đã được khoang đỏ, NĐT sẽ ước chừng được khả năng thanh khoản của cổ phiếu VNM.

Tuy vậy, không phải mã cổ phiếu nào cũng có tính thanh khoản cao, hoặc thậm chí là không có tính thanh khoản, vì những lý do cụ thể sau:

  • Doanh nghiệp nhỏ có ít cổ phiếu phát hành và giao dịch.
  • Doanh nghiệp lớn nhưng cổ đông chủ chốt nắm số lượng cổ phiếu lớn.
  • Nhiều doanh nghiệp có giá trị thực và giá trị giao dịch quá khác biệt, quá cao hoặc quá thấp nên các NĐT không lựa chọn mua bán cổ phiếu.

Như vậy, qua bài viết này, chắc chắn bạn đọc quan tâm đã hiểu được thanh khoản chứng khoán là gì cũng những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong chứng khoán. Mong rằng chúng tôi đã bổ sung một khái niệm hữu ích cho mọi người thị kênh đầu tư chứng khoán.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *