avatart

khach

icon

Chứng khoán ròng là gì? Giá trị tài sản ròng trong chứng khoán được xác định ra sao?

Chứng khoán

- 17/09/2021

0

Chứng khoán

17/09/2021

0

Chứng khoán ròng bao gồm hoạt động mua ròng và bán ròng chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đàu tư tổ chức hoặc khối tự doanh chứng khoán.

Mục lục [Ẩn]

Chứng khoán ròng là khái niệm thường liên quan đến khối ngoại trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy cụ thể chứng khoán ròng là gì? Việc mua ròng hoặc bán ròng có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Chứng khoán ròng là gì?

Chứng khoán ròng (mua ròng chứng khoán và bán ròng chứng khoán) là thuật ngữ chỉ việc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức hoặc khối tự doanh của công ty chứng khoán tiến hành mua/bán cổ phiếu, trái phiếu.

Mua ròng và bán ròng được coi là những chỉ báo xu hướng quan trọng trên thị trường chứng khoán:

  • Khi khối ngoại, các nhà đầu tư lớn hoặc khối tự doanh tiến hành mua ròng thì tâm lý các nhà đầu tư cũng tích cực hơn, tạo sự sôi động hơn cho thị trường.
  • Trái lại, khi khối ngoại, các nhà đầu tư lớn hoặc khối tự doanh bán ròng mạnh thì tâm lý các nhà đầu tư cũng nhiều phần tiêu cực, có xu hướng bán mạnh chứng khoán làm thị trường giảm điểm.

Chứng khoán ròng là gì?

Chứng khoán ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc quyền sở hữu của một tổ chức trừ đi giá trị của tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Hiểu một cách khác, giá trị tài sản ròng chính là những gì được sở hữu trừ đi những gì còn nợ.

Giá trị tài sản ròng thể hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp bạn hình dung ra nếu như bán tài sản của doanh nghiệp còn gì sau khi trừ tất cả các khoản nợ.

Mọi động thái tài chính mà các doanh nghiệp làm đều phục vụ mục đích gia tăng giá trị tài sản ròng, nghĩa là phải tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả.

Định giá theo giá trị tài sản ròng trong chứng khoán

Định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng là phương pháp định giá cơ bản trong một số trường hợp đặc biệt.

Giá trị tài sản ròng được xác định theo 2 cách:

Cách 1: Căn cứ vào giá thị trường

Giá trị tài sản ròng căn cứ vào giá thị trường là giá bán tất cả các bộ phần cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (gồm có đất đai, tài sản cố định, hàng hóa…) vào thời điểm định giá doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.

Giá trị tài sản ròng được tính theo công thức:

Định giá tài sản ròng

Chú thích:

  • NAV: Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp
  • Pi: Giá trị tài sản thứ i của doanh nghiệp
  • N: Tổng số các loại tài sản

Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có - Các khoản nợ

Các phương pháp định giá cổ phiếu đều dựa trên nguyên tắc chung là ước đoán giá trị cổ phiếu dựa vào những thông số đầu vào ước đoán. Chính vì vậy, có thể gặp trường hợp nhiều người cùng dùng 1 phương pháp nhưng lại đưa ra những kết quả khác nhau.

Do đó, giá trị nội tại - giá trị thực của cổ phiếu đã được xác định chỉ mang tính chất tương đối và được dùng tham khảo. Để khẳng định phân tích cơ bản luôn luôn phương pháp tối quan trọng, thiết yếu trong khi đầu tư và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mọi người đã hiểu được khái niệm chứng khoán ròng là gì. Quyết định mua ròng hoặc bán ròng cũng có phần phụ thuộc vào giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, vậy nên việc nắm được cách định giá giá trị tài sản ròng cũng rất hữu ích.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *