avatart

khach

icon

Kinh doanh nhượng quyền là gì? Vì sao nên nhượng quyền kinh doanh

Đầu tư

- 13/10/2021

0

Đầu tư

13/10/2021

0

Khái niệm kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện trên thế giới từ rất nhiều năm với những lần cải tiến ngày một phù hợp hơn với những thị trường kinh doanh hiện đại. Tại Việt Nam, mô hình này đang rất phát triển, đặc biệt là trong ngành F&B. Vậy kinh doanh nhượng quyền là gì và vì sao nên kinh doanh nhượng quyền?

Mục lục [Ẩn]

Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhượng quyền là hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dưới đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, dịch vụ sẽ tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh mà bên nhượng quyền quy định, đồng thời được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và quảng cáo của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền là cơ hội kinh doanh có tính khả thi cao.

Phân loại các mô hình nhượng quyền

Hiện đang có 4 hình thức nhượng quyền phổ biến được áp dụng:

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise)

Với hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý, bên nhượng quyền được hỗ trợ cung cấp người quản lý, điều hành doanh nghiệp bên cạnh việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu, mô hình và công thức kinh doanh.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise)

Đây là hình thức nhượng quyền với mô hình toàn diện hơn, có yêu cầu từ 2 bên.

Bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ, chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản: Hệ thống; hệ thống thương hiệu; sản phẩm, dịch vụ; bí quyết quy trình sản xuất kinh doanh, công nghệ.

Bên mua nhượng quyền phải thanh toán 2 khoản phí cơ bản cho bên bán nhượng quyền: Phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động, hay được tính theo doanh số bán định kỳ.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)

Bên nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn có khả năng tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty dù số vốn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise)

Mô hình này có nguyên tắc quản lý dễ dàng hơn với một số trường hợp phổ biến:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ
  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị
  • Nhượng quyền thương hiệu
  • Kinh doanh nhà hàng, quán cafe nhượng quyền thương hiệu

Vì sao nên nhượng quyền thương mại?

Mô hình kinh doanh nhượng quyền giúp mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro. Thông thường, chi phí để mở một cửa hàng hoặc doanh nghiệp bình thường là rất lớn, nhưng nếu mở theo hình thức nhượng quyền thì chi phí này sẽ được san sẻ với đối tác và công ty.

Ngoài ra, kinh doanh nhượng quyền thường xuất phát từ thương hiệu nước ngoài nên mang đến khả năng win - win cao hơn. Tiếng tăm của người nhượng quyền giúp mang đến khách hàng cho bên mua nhượng quyền. Song song với đó, bên mua nhượng quyền cũng giúp bên cung cấp tiếp cận được với nhiều khách hàng ở các thị trường hơn.

Hướng cách cách đăng ký nhượng quyền thương mại

Việc đăng ký nhượng quyền cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại ban hành.
  • Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định của Bộ Thương mại.
  • Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Lưu ý: Trường hợp giấy tờ được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch sang tiếng Việt và được cơ quan công chứng trong nước hoặc cơ quan đại diện của ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận, thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký được thực hiện như sau:

  • Người đăng ký nhượng quyền gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Sau đó, gửi văn bản thông báo cho người đăng ký.
  • Nếu những hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người đăng ký trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để họ hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ.
  • Các thời hạn nêu trong đây không kể thời gian bên đăng ký nhượng quyền bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Sau khi hết thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký nhượng quyền thì cần phải gửi văn bản cho bên đăng ký nhượng quyền và nêu rõ lý do. 

Những kiến thức được tổng hợp trong bài viết về chủ đề kinh doanh nhượng quyền là gì hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho những bạn đọc quan tâm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *