AM trong kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành một AM giỏi?
Mục lục [Ẩn]
AM trong kinh doanh là gì?
AM trong kinh doanh là viết tắt của Account Manager, nghĩa là người quản lý tài khoản. AM có vai trò rất quan trọng trong công ty, khi là người quản lý bộ phận kinh doanh - Nơi có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, chủ động tư vấn và chốt đơn hàng để mang lại doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó, AM cũng là thành viên quan trọng trong quy trình móc nối, giữ mối quan hệ với khách hàng. AM có trách nhiệm quản lý các cấp thấp hơn của bộ phận như Account Executive. AM phải là người biết đánh giá, phân tích những báo cáo từ cấp dưới đưa lên.
AM ở vị trí cao nhất trong bộ phận là những người chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình tìm kiếm và đàm phán ký hợp đồng với khách hàng. Thực sự, đây là một vị trí không đơn giản, đòi hỏi nhiều về sự khéo léo và tư duy hợp lý.
AM trong kinh doanh kiêm nhiệm nhiều công việc
Nhiệm vụ của AM trong kinh doanh
Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
AM là người trực tiếp làm việc ở phòng kinh doanh, tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày nên họ luôn phải tìm ra những phương án tối ưu để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và quảng cáo sản phẩm, ký kết hợp đồng. Đồng thời cũng phải lường trước rủi ro có thể xảy ra để tính phương án xử lý kịp thời.
Hợp tác cùng các phòng ban khác để triển khai dự án
Khi đã có kế hoạch triển khai công việc, AM sẽ là người làm việc trực tiếp với các bộ phận khác trong công ty để bắt đầu thực hiện. Trong quá trình làm, AM cũng là người giám sát mọi hoạt động, đưa ra hướng giải quyết nếu có những tình huống bất ngờ xảy ra.
Kiểm soát việc phát sinh chi phí
AM cần đảm bảo các dự án sẽ đem về lợi nhuận cho công ty, muốn làm được điều này, họ sẽ cần kiểm soát chi phí trong quá trình làm dự án, AM cần bảo vệ quan điểm của bộ phận mình và tránh những chi phí phát sinh.
Làm thế nào để trở thành 1 AM giỏi?
Giao tiếp giỏi
Người giao tiếp giỏi không nhất thiết phải là người nói nhiều, mà là người biết lắng nghe nhiều hơn, chủ động tìm hiểu những vướng mắc để đưa ra hướng giải quyết. Sau đó, AM phải biết cách trao đổi lại với mọi người để triển khai công việc. Ngoài ra, AM cũng phải là người biết nêu ra và bảo vệ quan điểm của mình.
Biết quan sát tổng thể
Một AM giỏi là người biết nhìn tổng thể một vấn đề hay cả một dự án, nắm được tình hình kinh doanh cũng như thị trường. Như vậy mới đưa ra được giải pháp thích hợp nhất.
Không ngại khó khăn
AM là người có nhiều kinh nghiệm, đã trải qua hàng loạt thử thách, không ngại khó nên họ biết nhiều thứ, sẽ đủ kiến thức và lập luật để thuyết phục, làm tốt mọi dự án.
Không tư duy theo lối mòn
Mỗi sản phẩm/dự án có những đặc điểm khác nhau nên AM cần dành thời gian khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc về mọi khía cạnh như đối tượng mục tiêu, ngành hàng, thông điệp… Vậy nên chắc chắn họ không thể là người tư duy theo lối mòn, sản phẩm nào cũng giống sản phẩm nào được.
Luôn có được sự tôn trọng
Khi bạn làm tốt, bạn sẽ luôn nhận được sự tôn trọng từ lãnh đạo, đồng nghiệp và các đối tác. Từ đó, bạn càng có nhiều cơ hội làm việc và thể hiện bản thân, bạn cũng được cấp nhiều ngân sách để thực thi hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về khái niệm AM trong kinh doanh - Người có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất