avatart

khach

icon

R&D trong kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của R&D đối với doanh nghiệp

Đầu tư

- 22/10/2021

0

Đầu tư

22/10/2021

0

Khi nền công nghiệp toàn cầu đang có những bước tiến và thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục phát triển sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Từ những điều này mà R&D ra đời với chiến lược, tầm nhìn quan trọng trong kinh doanh. Vậy R&D trong kinh doanh là gì và nó có tầm quan trọng ra sao đối với doanh nghiệp?

Mục lục [Ẩn]

R&D trong kinh doanh là gì?

R&D là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Research & Development (Nghiên cứu và phát triển). Chiến lược R&D là chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, chúng bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau trong một công ty khi phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc tiến hành cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có.

Tóm lại, các hoạt động R&D sẽ bao gồm một số đầu việc như mua bán, nghiên cứu sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư…

Mục đích cuối cùng của chiến lược R&D là giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, việc ra mắt sản phẩm mới được coi như điểm đột phá để doanh nghiệp bứt phá.

Hoạt động R&D trong kinh doanh

Hoạt động R&D trong kinh doanh

Chức năng và nhiệm vụ của vị trí R&D trong kinh doanh

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động R&D vì những cạnh tranh gắt gao giữa các công ty cùng lĩnh vực nói riêng hay sự đòi hỏi từ thị trường nói chung.

Điều tất yếu dẫn đến việc hình thành phòng ban R&D. Nhiệm vụ của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm chủ yếu là nghiên cứu ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cơ bản sẽ trải qua 4 bước dưới đây:

Bước 1: Phân tích tổng hợp

Bộ phận R&D sẽ thường xuyên phải làm công việc này nhất, chủ động cập nhật nguồn thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các dự án mới và các thị trường mục tiêu tiếp cận. 

Khi đó, bộ phận R&D cần nhanh chóng xác minh độ tin cậy của nguồn tin, sau đó tiến hành phân tích và chắt lọc dễ hiểu nhất để tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan.

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Với những dự án mang tính trọng điểm có khối lượng lớn, có sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D lúc này cần tổng hợp, ghi chép đầy đủ dữ liệu. Sau đó, đưa ra những phân tích chuyên sâu và góc nhìn khách quan nhất, tường tận nhất để các bộ phận khác thực hiện tốt công việc sau này.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng

Khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới nên hoạt động nghiên cứu khách hàng là không thể thiếu của bộ phận R&D mỗi doanh nghiệp.

Những điểm nghiên cứu khách hàng mà bộ phận R&D làm là: Hành vi khách hàng, tính cách, độ tuổi, sở thích, khu vực sinh sống, mức lương… của những khách hàng mục tiêu. Khi biết tường tận thông tin của khách hàng thì dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ hiệu quả hơn.

Nghiên cứu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng

Bước 4: Chia sẻ thông tin

Bộ phận R&D luôn chứa đựng nhiều thông tin, từ việc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đến phân tích, báo cáo và cuối cùng là chia sẻ thông tin đến khách hàng và thị trường. Nguồn thông tin của R&D bao gồm cả trong nước, ngoài nước nên đảm bảo tính khách quan. Qua đó cũng mang tới những báo cáo chuyên sâu về dịch vụ, sản phẩm, hỗ trợ người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn về tổng quan ngành.

Điều kiện để trở thành R&D

Với vị trí R&D, yêu cầu đầu tiên là bạn phải biết ngoại ngữ vì tính chất công việc này cần nghiên cứu nhiều tài liệu từ những nguồn khác nhau (trong đó có những nguồn tài liệu nước ngoài). Do vậy, nhân viên R&D phải biết ngoại ngữ để dịch được ra thứ tiếng mà họ muốn. Hiểu được tài liệu là bước quan trọng để tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học.

Ngoài ra, người làm R&D phải rất năng động, sáng tạo vì họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và đồng nghiệp ở nhiều bộ phận khác nhau. Vị trí R&D chắc chắn dành cho những người có tư duy, tự chủ, sáng tạo trong mọi tình huống. Đây cũng là kỹ năng vô cùng cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Mô tả công việc của vị trí R&D trong các ngành nghề cơ bản

Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D)

Bao bì là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới mức tiêu thụ của các sản phẩm trong một số ngành như: Đồ uống, đồ ăn, thực phẩm, thời trang… Trách nhiệm của nhà sản xuất là luôn sáng tạo và cập nhật nhiều mẫu bao bì mới, chất lượng, kiểu dáng độc đáo nhằm thu hút khách hàng. Bao bì phải đảm bảo tính thời thượng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của thương hiệu. Bên cạnh đó, bao bì cũng phải chú ý đến tính năng tạo sự thuận tiện cho người dùng.

Có thể nhiều bạn chưa biết, một sự đột phá nhỏ trong thay đổi bao bì cũng mang lại hiệu ứng lớn, thể hiện bằng sự gia tăng doanh thu. Do vậy mà mỗi năm dịp Tết đến, các hãng lại đua nhau cho ra mắt những mẫu bao bì mới lạ để nâng cao doanh thu.

Ví dụ: Thay vì sản xuất mì gói với bao bì nilon, nhiều hãng đã sản xuất mì hộp giấy với bao bì bắt mắt hơn, đồng thời cũng bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D)

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là để ra mắt những sản phẩm có tính năng, thiết kế, công dụng, chất liệu… mới hoặc cải tiến những sản phẩm đó về cả chất lượng và hình thức.

Nghiên cứu sản phẩm mới là để tạo ra những sản phẩm đột phá, nắm bắt xu hướng và thị hướng của phần đông khách hàng.

Ví dụ: Bánh mì thanh long ra mắt trong thời kỳ các mặt hàng nông sản của nước ta gặp khó khăn trong việc xuất khẩu. Thanh long được chuyển thành nguyên liệu làm bánh có tính lan tỏa rất lớn.

Nghiên cứu và phát triển quy trình (Process R&D)

Đây là hoạt động nghiên cứu, phát triển bộ máy “phần mềm” của doanh nghiệp với mục đích cải tiến quy trình vận hành (máy móc), quy trình phục vụ (đối với ngành dịch vụ), quy trình sản xuất (sản phẩm)… Lúc quy trình được xây dựng và cải tiến thành công thì chắc chắn hiệu suất của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều lần.

Tính ra, yếu tố quy trình cực kỳ quan trọng ở các doanh nghiệp dịch vụ, khách sạn vì nó ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp cũng như sự thành hay bại của loại hình dịch vụ đó.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D)

Trong thời đại công nghệ 4.0 mà không biết vận hành, phát triển công nghệ thì sẽ là yếu tố thua thiệt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn ứng dụng công nghệ mới nhằm tối ưu hóa năng suất lao động, cải tiến các sản phẩm cụ để tạo ra những sản phẩm mới có giá thành và chất lượng tốt hơn. Việc nghiên cứu – phát triển công nghệ cũng đòi hỏi bộ phận R&D có cái nhìn tổng quan trên thị trường thế giới nói chung, nhằm học hỏi những nền công nghệ mới nhất hoặc dựa vào đó để sáng tạo ra phương pháp sản xuất mới cho riêng mình. 

Tầm quan trọng của R&D đối với doanh nghiệp

Hoạt động R&D có sức ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, gắn bó chặt chẽ với khâu tạo ra sản phẩm mới, cũng như công nghệ sản xuất mới, mang tác dụng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của đất nước nói chung và sự bền vững của doanh nghiệp nói riêng.

Bộ phận R&D tại mỗi công ty là tập hợp những kỹ thuật viên tinh nhuệ để làm ra các báo cáo xác đáng, phục vụ cho việc nâng cao hiệu suất kinh doanh. Đội ngũ R&D của doanh nghiệp đem đến kỳ vọng về sự tăng cường công nghệ, vị thế, hoạt động xuất nhập khẩu; xa hơn là sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai dài.

Cơ hội việc làm đối với vị trí R&D

Cơ hội việc làm với vị trí R&D là rất lớn, ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn đối với doanh nghiệp. 

Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, nhiều doanh nghiệp FDI tiến vào thị trường Việt Nam một cách mạnh mẽ nên nhu cầu nhân lực vị trí R&D lại càng cao. Điểm qua một số số nghiệp có hoạt động R&D với mô hình chuẩn, hiện đại phải kể đến Samsung, FPT, Vinamilk, Canon, Masan…

Mặc dù cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp cao như vậy nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về mảng nghiên cứu và phát triển (R&D). Do vậy, hầu hết các kỹ sư R&D mới bước vào nghề đều chưa có kiến thức cơ bản và chuyên sâu. Họ dành nhiều thời gian trong giai đoạn đầu để tự học hỏi, tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng về cách thức hoạt động, quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp đang triển khai dự án.

Nếu bạn yêu thích và mong muốn phát triển nghề nghiệp này thì phải luôn cố gắng trau dồi kiến thức cơ bản và nâng cao để có cơ hội làm việc tại bộ phận R&D của những doanh nghiệp lớn.

Vị trí R&D thường chỉ có ở những doanh nghiệp lớn, đồng thời cũng là vị trí quan trọng nên mức lương cũng rất tương xứng với trình độ. 

Theo kết quả của một số khảo sát, mức lương trung bình của những kỹ sư R&D có kinh nghiệm dao động trong khoảng từ 12,5 - 17 triệu đồng. Tuy vậy, mức lương này cũng có sự chênh lệch theo cấp bậc. Nếu ở cương vị trưởng phòng R&D, mức lương có thể lên tới 30 triệu đồng.

Những ngành hoạt động cần vị trí R&D

Hoạt động R&D cần được triển khai mạnh mẽ ở những ngành hàng:

  • Ngành sản xuất hàng gia dụng hàng tiêu dùng, điện tử, điện máy, nội thất…
  • Ngành sản xuất hàng hoá công nghiệp (dây chuyền, máy móc, linh phụ kiện, vật tư…)
  • Ngành sản xuất - chế biến nông sản, thực phẩm (nước ép hoa quả, hoa quả sấy, thực phẩm đông lạnh, đồ uống…)
  • Ngành sản xuất sản phẩm dược, trang thiết bị y tế
  • Doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật (tư vấn kỹ thuật, thiết kế, in 3D…)
  • Doanh nghiệp công nghệ cao (ứng dụng game, phần mềm, vật liệu mới…)
  • Doanh nghiệp dịch vụ - thương mại (nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán cafe, rạp chiếu phim, siêu thị…)
  • Doanh nghiệp xây dựng

Hy vọng những kiến thức trong bài đã giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm R&D trong kinh doanh là gì.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *