avatart

khach

icon

Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ quý 3/2021: Nhóm báo lãi 2 con số, nhóm sụt giảm mạnh

Tin tức

- 03/11/2021

0

Tin tức

03/11/2021

0

Quý 3/2021, khảo sát chung cho thấy, doanh thu của khối bảo hiểm phi nhân thọ ghi nhận sự chênh lệch khi có doanh nghiệp báo lãi đến 2 con số, có doanh nghiệp sụt giảm mạnh. 

Mục lục [Ẩn]

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2021. Theo khảo sát, lợi nhuận quý 3 có sự phân bổ chênh lệch khi có doanh nghiệp báo lãi lớn, có doanh nghiệp sụt giảm mạnh. 

Nhóm doanh nghiệp báo lãi 2 con số

Bảo Việt

Dẫn đầu về lợi nhuận thu về trong quý 3 vẫn là "ông lớn" Tập đoàn Bảo Việt (BVH) với lãi trước thuế ghi nhận 543 tỷ đồng. Đáng chú ý, diễn biến thuận lợi trên thị trường chứng khoán cũng giúp BVH ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tăng trưởng tích cực. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi trước thuế của Bảo Việt đạt 1.668 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó lãi ròng của công ty mẹ đạt 1.333 tỷ đồng, tương ứng EPS 9 tháng đạt 1.795 đồng.

PJICO

PJICO chính là quán quân tăng trưởng lợi nhuận trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2021. Theo báo cáo tài chính quý 3/2021, Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) ghi nhận khoản lợi nhuận trước thuế luỹ kế trên 322 tỷ đồng - cao nhất từ trước tới nay, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 2020 và hoàn thành 160% so với kế hoạch cả năm 2021. Kết quả kinh doanh khả quan của PJICO trong bối cảnh dịch bệnh chủ yếu đến từ tăng trưởng cao của các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm bán buôn như bảo hiểm hàng hóa tăng 30%, bảo hiểm tài sản tăng 16%, bảo hiểm hỗn hợp tăng 22%, bảo hiểm kỹ thuật tăng 26%, bảo hiểm hàng không tăng 51,5%...

Bảo hiểm PJICO

PJICO ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao, hoàn thành 160% so với kế hoạch cả năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ của PJICO đạt 36%, tăng so với mức 19% tại thời điểm 30/09/2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) tại thời điểm này đạt 15,4% tăng so với mức 9,7% tại thời điểm 30/09/2020, thuộc diện cao nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tính đến thời điểm công bố.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới A.M.Best đã nâng hạng tín nhiệm năng lực tài chính của PJICO từ B+ lên B++ (Good) và năng lực tín dụng của tổ chức phát hành từ “bbb-“ lên “bbb”, triển vọng của cả hai chỉ tiêu này ở mức ổn định (Stable). Mức xếp hạng tín nhiệm này phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO được duy trì và phát triển bền vững trong suốt những năm qua kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

MIG

Bảo hiểm Quân đội (MIG) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng trong quý 3. Theo đó doanh thu thuần bảo hiểm quý 3 của MIG là gần 557 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đạt hơn 1.850 tỷ đồng, tăng hơn 15%. Về cơ cấu, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu bảo hiểm gốc của MIG. Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 3 của MIG là hơn 41 tỷ đồng, tăng gần 87% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 186 tỷ đồng, tăng 52%, tương ứng vượt kế hoạch năm tới hơn 29%. Còn lợi nhuận sau thuế quý 3 của MIG đạt 33 tỷ đồng, tăng 86%, luỹ kế 9 tháng đạt gần 149 tỷ đồng tăng 52% cùng kỳ 2020.

Nhóm doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, quý 3/2021 có đến 18/30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020. Đáng nói, một số doanh nghiệp có thị phần top đầu nhưng doanh thu vẫn sụt giảm mạnh trong quý 3, đơn cử như Bảo Minh. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý 3/2021 của Bảo Minh đạt 842 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, theo đó lợi nhuận trước thuế giảm hơn 22%, xuống còn 62 tỷ đồng.

Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến tháng 9/2021, doanh thu khối phi nhân thọ chỉ tăng trưởng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nói về nguyên do doanh thu khối bảo hiểm phi nhân thọ sụt giảm, chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có TP.HCM và Hà Nội (hai khu vực đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất) đều bị “đóng băng” nhiều hoạt động kinh tế. Điều này dù giúp tỷ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thấp hơn (ở mức 30,6%), nhưng doanh thu tăng trưởng âm quá lớn khiến kết quả 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp bảo hiểm bị giảm khá nhiều.

Trước đó đã có nhiều dự đoán về sự khó khăn về doanh thu của ngành bảo hiểm trong quý 3/2021. Theo đó, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, trong bối cảnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt và kéo dài kể từ giữa tháng 7 đến nay, doanh thu bán bảo hiểm nhiều khả năng sẽ chậm lại trong quý 3/2021.

VDSC dự đoán, sự phục hồi sẽ bắt đầu từ quý 4 khi tỷ lệ tiêm chủng cao hơn cho phép mở cửa dần các hoạt động kinh tế. Bảo hiểm con người mà chủ yếu là bảo hiểm chăm sóc sức khỏe là động lực tăng trưởng chính của bảo hiểm phi nhân thọ, được thúc đẩy bởi nhận thức cải thiện của người dân về các rủi ro sức khỏe bất ngờ và nghiêm trọng như dịch Covid-19.

Ngoài ra, Chứng khoán SSI cũng vừa cập nhật ngành bảo hiểm với điểm nhấn chính là Dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Trước đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo dự kiến có hiệu lực từ năm 2023. SSI Research cho rằng dự thảo sửa đổi luật này là một bước tích cực cho sự phát triển dài hạn của ngành bảo hiểm. Với những thay đổi đối về mô hình quản lý vốn, có thể sẽ có áp lực tăng vốn tại một số công ty bảo hiểm nhất định.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *