Quy luật cạnh tranh là gì? Tác động như thế nào đến nền kinh tế thị trường?
Mục lục [Ẩn]
Quy luật cạnh tranh là gì?
Quy luật cạnh trang trong tiếng Anh là Competition law, khái niệm này được hiểu là kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
Khái niệm quy luật cạnh tranh được hiểu như thế nào
Như vậy hoạt động cạnh tranh trên thị trường là tất yếu, cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế thị trường giữa chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ để nhận được những điều kiện tốt nhất trên thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Cạnh tranh giữa hai hãng nước ngọt Cocacola và Pepsi hoặc cạnh tranh giữa các thương lái để mua được nguồn hàng.
Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Những tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Như đã phân tích ở trên, cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Trong quy luật cạnh tranh đó nó sẽ tác động đến 2 mặt kinh tế: Tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể không ngừng tìm kiếm, nâng cao những ứng dụng, tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động… từ đó tạo ra kết quả là thúc đẩy lực lượng xã hội phát triển nhanh hơn.
Ví dụ: Cạnh tranh giữa các hãng điện thoại như Apple, Samsung, Oppo. Để chiếm lĩnh thị trường và sự lựa chọn của người tiêu dùng thì bắt buộc các hãng điện thoại cần phải đưa ra những ưu việt cho sản phẩm như cải tiến tính năng, thay đổi mẫu mã sản phẩm, chính sách bảo hành…
Canh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa, các chủ thể kinh tế bên cạnh sự hợp tác họ luôn cạnh tranh với nhau để giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi và luôn đổi mới sáng tạo. Từ đó các chủ thể năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường. Các chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Thông qua đó nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện.
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực
Theo đó, các chủ thể sẽ phải cạnh tranh với nhanh để tiếp cận nguồn nhân lực như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn. Với việc cạnh tranh này sẽ giúp cho nguồn nhân lực trên thị trường được phân bổ một cách linh hoạt hơn.
Ví dụ: Cạnh tranh về nguồn lực lao động, các doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương, chế độ phúc lợi… để thu hút nguồn lao động có trình độ, chất xám làm việc cho doanh nghiệp mình.
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại được hay không sẽ do người tiêu dùng quyết định. Vậy nên, muốn chiếm lĩnh thị trường và thu lại lợi nhuận thì bắt buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh không ngừng để mở rộng thị phần.
Muốn làm được như vậy, các doanh nghiệp phải tạo ra khối sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, giá thành thấp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đông đảo của xã hội.
Ví dụ: Cạnh tranh ở các công ty du lịch ở Việt Nam, trong quá trình cạnh tranh để mở rộng thị trường, bắt buộc các công ty du lịch phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác.
Xem thêm: Cạnh tranh độc quyền là gì trong nền kinh tế thị trường?
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì cạnh tranh cũng tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp như:
Gây tổn hại môi trường kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp vì muốn đạt được lợi nhuận cao đã không từ những thủ đoạn xấu xa để có được như thực hiện những hành vi lừa đảo, trốn thuế, buôn bán hàng giả, ăn cắp bản quyền, tung tin đồn thất thiệt để hạ uy tín đối thủ. Những hành vi vi phạm đạo đức này gây tổn hại môi trường kinh doanh, xói mòn đạo đức giá trị xã hội dẫn đến vi phạm pháp luật.
Gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội
Cạnh tranh không lành mạnh gây ra những lãng phí về nguồn lực xã hội vì nó có thể chiếm giữ nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh doanh. Thậm chí còn ép giá đối thủ, không cho đối thủ sản xuất.
Ví dụ: Năm vừa qua đại dịch covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Những thời gian đầu dịch nhiều người thường nhân cơ hội tích trữ khẩu trang, sau khi dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam lúc đó họ tung khẩu trang ra thị trường bán với giá cao nhằm thu lợi nhuận.
Gây tổn hại phúc lợi xã hội
Khi các nguồn nhân lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội có ít cơ hội chọn để thỏa mãn nhu cầu. Phúc lợi xã hội bỉ giảm bớt.
Như vậy với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu được quy luật cạnh tranh là gì. Đây là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi chủ thể kinh tế phải sẵn sàng thích ứng mới có thể tồn tại và phát triển.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất