TheBank
Gửi yêu cầu tư vấn

Dự án đầu tư là gì và những thông tin liên quan

Hà Ly 0 Đầu tư

Khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập và phát triển thì việc xuất hiện nhiều dự án đầu tư là điều tất nhiên, mở ra những cơ hội mới cho kinh tế, xã hội. Vậy cụ thể dự án đầu tư là gì?
    Mục lục [

    Ẩn

    ]

Dự án đầu tư là gì?

Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư được định nghĩa là một tập hồ sơ tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo kế hoạch để đã được những kết quả và mục tiêu đề ra trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là tập hợp những hoạt động liên quan với nhau để tạo ra kế hoạch hoá nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là công cụ quản lý việc dùng vốn và lao động để tạo ra những kết quả kinh tế, tài chính, xã hội trong thời gian dài.

Tóm lại, dự án đầu tư là tổng hợp các thông tin, dữ liệu hoạt động và những yếu tố về tài chính, lao động… để thực hiện kế hoạch đã đề ra trước đó. Mục đích cuối cùng là đưa những sáng kiến, ý tưởng thành hiện thực sao cho đúng với mục đích ban đầu. Bên cạnh đó, dự án đầu tư cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư, là căn cứ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động đầu tư cũng như đánh giá hiệu quả của dự án. Điều này rất quan trọng để thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư vào dự án và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Dự án đầu tư

Dự án đầu tư

Dự án đầu tư tiếng Anh là gì?

Dự án đầu tư tiếng Anh được gọi là Investment Project.

Đặc điểm của dự án đầu tư

Dự án đầu tư có 3 đặc điểm cơ bản:

  • Một dự án đầu tư có thể ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng vẫn có thời gian cụ thể:

+ Dự án đầu tư trong khu kinh tế có thời hạn hoạt động không quá 70 năm.

+ Dự án đầu tư ngoài khu kinh tế có thời hạn hoạt động không quá 50 năm.

+ Dự án đầu tự thực hiện tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì sẽ được thời hạn dài hơn 50 năm, nhưng không quá 70 năm.

  • Mỗi dự án đầu tư phải luôn có mục tiêu rõ ràng:

Bất cứ lĩnh vực đầu tư trong lĩnh vực nào, thực hiện trong thời gian bao lâu, tốn bao nhiêu chi phí… thì cũng phải có mục đích rõ ràng cũng như mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu đầu tư là một trong những nội dung quan trọng được nêu trong dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Vậy nên để dự án được xét duyệt thì người tạo ra dự án cần chuẩn bị kinh phí, nhân lực và đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

  • Các dự án đầu tư có thể chuyển nhượng:

Căn cứ vào Điều 45 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác nếu đáp ứng các quy định sau:

+ Không thuộc một trong những trường hợp bị chấm dứt hợp đồng;

+ Đáp ứng được những điều kiện đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản trong trường hợp dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

+ Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Những điều cần làm khi thực hiện dự án đầu tư

Để lập được một bản dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả thì nhà đầu tư sẽ cần làm những công việc sau đây:

  • Nghiên cứu và đánh giá thị trường đầu tư;
  • Xác định thời điểm cũng như quy mô đầu tư;
  • Lựa chọn hình thức đầu tư;
  • Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Chủ động nghiên cứu thị trường đầu tư

 

Chủ động nghiên cứu thị trường đầu tư

Sau khi hoàn thành những công việc này thì nhà đầu tư sẽ bắt đầu lập dự án đầu tư, chúng được biểu hiện ở 2 văn kiện:

  • Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo cung cấp các thông tin khả quan về dự án. Nhờ đó, chủ đầu tư sẽ đánh giá sơ bộ về tính khả thi của dự án, Sau đó đưa ra phương án đầu tư thích hợp. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.
  • Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên, nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

Phân loại dự án đầu tư

Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

  • Vốn ngân sách Nhà nước
  • Vốn trái phiếu Chính phủ
  • Vốn công trái quốc gia
  • Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
  • Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
  • Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách Nhà nước
  • Vốn vay khác của ngân sách địa phương

Phân loại theo mức độ quan trọng và quy mô dự án

Dự án quan trọng quốc gia là các dự án đầu tư độc lập/cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong những tiêu chí dưới đây:

  • Sử dụng vốn đầu tư công có giá trị từ 10,000 tỷ đồng trở lên;
  • Có thể gây ảnh hưởng lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô tối thiểu 500 héc ta;
  • Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên với miền núi, từ 50,000 người trở lên đối với các vùng miền khác;
  • Dự án đòi hỏi áp dụng cơ chế và chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định: Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

Phân loại theo tính chất đầu tư

  • Dự án có cấu phần xây dựng: Bao gồm một số hoạt động như xây mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng dự án đầu tư xây dựng, mua tài sản, trang thiết bị của dự án.
  • Dự án không có cấu phần xây dựng: Bao gồm các hoạt động mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua hay sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc và các dự án khác.

Phân loại theo lĩnh vực đầu tư

  • Dự án lĩnh vực giao thông vận tải;
  • Dự án lĩnh vực nông - lâm - ngư - diêm nghiệp
  • Dự án lĩnh vực công nghiệp
  • Dự án lĩnh vực xây dựng

Phân loại theo vùng lãnh thổ

  • Theo thành phố, tỉnh như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nghệ An…
  • Theo vùng lãnh thổ: Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ.

Phân loại bằng các nguồn vốn khác

  • Vốn vay thương mại
  • Vốn liên doanh liên kết
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Vốn huy động trên các thị trường tài chính
  • Vốn tư nhân

Thủ tục cấp giấy Chứng nhận đầu tư

Những trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014

Những trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014
  • Dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, phần góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế

Với những dự án đầu tư nằm trong các Điều 30, 31, 32 của Luật Đầu tư 2021, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 thực hiện các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp các nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với các dự án đầu tư quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tư.

Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

  • Dự án đầu tư ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các dự án đầu tư nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

  • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
  • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

  • Các dự án đầu tư khi thực hiện nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố
  • Các dự án đầu tư được tiến hành ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

Cơ quan quy định đối với các trường hợp trên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Hy vọng với những thông tin được tổng hợp trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về chủ đề dự án đầu tư.

Đóng góp bài viết của bạn bằng cách gửi bài viết Tại Đây

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đánh giá bài viết
Dự án đầu tư là gì và những thông tin liên quan
0 0

Bài viết có hữu ích không?

Không
MỞ TÀI KHOẢN TƯ VẤN VIÊN MIỄN PHÍ
Kết nối với khách hàng có nhu cầu chính xác


Bình luận

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi bình luận
bình luận
Sắp xếp : Mới nhất