avatart

khach

icon

I2B của VPBank là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng I2B nhanh nhất

Chuyển tiền liên ngân hàng

- 24/11/2021

0

Chuyển tiền liên ngân hàng

24/11/2021

0

VPBank là 1 trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các sản phẩm, dịch vụ của mình. Vậy dịch vụ I2B của VPBank là gì?

Mục lục [Ẩn]

I2B của VPBank là gì?

I2B của VPBank là dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng doanh nghiệp do ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai trên website cho phép người dùng thực hiện các giao dịch với VPBank qua mạng Internet. Nhờ dịch vụ I2B của VPBank, khách hàng không cần phải đến phòng giao dịch để thực hiện các giao dịch tài chính mà chỉ cần thông qua 1 chiếc máy tính có kết nối mạng. Tính bảo mật của I2B của VPBank rất cao, thông tin tài khoản của khách hàng được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ tiện ích này của VPBank.

I2B của VPBank là gì?

 

I2B của VPBank là gì?

 

Tính năng khi sử dụng I2B của VPBank

Đăng ký dịch vụ I2B của VPBank, khách hàng doanh nghiệp có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch ngân hàng như:

  • Chuyển tiền nội bộ VPBank, chuyển tiền liên ngân hàng, chuyển tiền quốc tế.
  • Thanh toán định kỳ, thanh toán hóa đơn, thanh toán lương theo danh sách, thanh toán lương đơn lẻ, thanh toán trong nước và nước ngoài theo lô
  • Truy vấn thông tin tài khoản
  • Tra soát giao dịch trực tuyến
  • Áp dụng công nghệ Chữ ký số, công nghệ hiện đại, bảo mật nhất.

Điều kiện, thủ tục đăng ký I2B của VPBank

Điều kiện

Để đăng ký dịch vụ I2B của VPBank, khách hàng doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp phải mở tài khoản thanh toán tại VPBank
  • Đăng ký dịch vụ I2B của VPBank và được ngân hàng đồng ý cung cấp dịch vụ.

Thủ tục

Khách hàng đáp ứng được các điều kiện trên, nhanh chóng chuẩn bị các loại giấy tờ sau để đăng ký dịch vụ:

  • Đơn đăng ký dịch vụ Ngân hàng trực tuyến doanh nghiệp lớn.
  • Bản photo CMND/CCCD/Hộ chiếu của những người đại diện cho doanh nghiệp.
  • Hợp đồng sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến doanh nghiệp lớn.

Cách đăng ký dịch cụ I2B của VPBank rất đơn giản

Cách đăng ký dịch cụ I2B của VPBank rất đơn giản

Cách đăng ký I2B của VPBank

Để đăng ký dịch vụ I2B của VPBank, khách hàng chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Khách hàng mang bộ hồ sơ đầy đủ trên đến chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất của VPBank.

Bước 2: Trình bày mong muốn đăng ký dịch vụ I2B VPBank với nhân viên của ngân hàng để được hướng dẫn làm thủ tục.

Bước 3: Bạn sẽ điền vào thông tin vào mẫu đơn đăng ký dịch vụ I2B và nộp lại cho nhân viên của VPBank. Trong đó, các biểu mẫu phải điền bao gồm:

  • Đơn đăng ký sử dụng dịch vụ
  • Hợp đồng cung cấp sử dụng dịch vụ
  • Thư xác nhận thiết bị bảo mật
  • Giấy xác nhận hoàn thiện chứng từ i2B

Bước 4: Sau khi đăng ký thành công, tài khoản và mật khẩu sẽ được gửi về email và số điện thoại đã đăng ký dịch vụ trong vòng 24h để khách hàng tiến hành đăng nhập.

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ I2B của VPBank

Sau khi nhận được tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào dịch vụ I2B của VPBank, khách hàng chỉ cần truy cập TẠI ĐÂY để thực hiện các tính năng: Thiết lập lại mật khẩu

  • Chuyển tiền nội bộ VPBank
  • Chuyển tiền liên ngân hàng
  • Chuyển tiền quốc tế
  • Thanh toán định kỳ
  • Thanh toán theo lô
  • Thanh toán hóa đơn
  • Thanh toán cho danh sách lương...

Hệ thống I2B của VPBank rất dễ sử dụng, khách hàng chỉ cần làm theo hướng dẫn trên màn hình để thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập tại đây để xem hướng dẫn chi tiết.

Chuyển tiền siêu tốc trên I2B của VPBank

Chuyển tiền siêu tốc trên I2B của VPBank

Lợi ích khi sử dụng I2B của VPBank

Dịch vụ I2B của VPBank sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích thiết thực như:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian vì không phải đến ngân hàng để làm thủ tục.
  • Sử dụng dịch vụ dễ dàng thông qua 1 chiếc máy tính có kết nối internet mà không phải thiết lập thêm bất cứ phần mềm nào khác giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Mức phí của các giao dịch trực tuyến rất ưu đãi.
  • Bảo mật tuyệt đối khi thực hiện các giao dịch online

Giải đáp thắc mắc khi sử dụng dịch vụ I2B của VPBank

Dịch vụ I2B có giới hạn số lượng người sử dụng không?

Dịch vụ I2B của VPBank cho phép đăng ký nhiều nhất 8 người lập lệnh và 8 người duyệt lệnh. Cụ thể:

  • 3 người được quyền lập lệnh thanh toán lương và 3 người được và chỉ được quyền duyệt lệnh thanh toán lương đó.
  • 5 người được quyền lập lệnh thanh toán khác ngoài lương và 5 người được duyệt lệnh thanh toán khác ngoài lương đó.

Có thể sử dụng I2B của VPBank ở nước ngoài?

Dịch vụ I2B của VPBank có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, ngay cả khi bạn đi công tác, du lịch ở nước ngoài thì vẫn có thể sử dụng dịch vụ tiện ích này của VPBank.

Nếu gặp trục trặc khi sử dụng I2B của VPBank thì phải làm gì?

Trong quá trình sử dụng dịch vụ I2B của VPBank nếu khách hàng gặp bất kỳ trục trặc gì hãy liên hệ đến trung tâm dịch vụ khách hàng tại khu vực mình sinh sống:

  • Trung tâm dịch vụ khách hàng Miền Bắc: 04 39385111
  • Trung tâm dịch vụ khách hàng Miền Nam: 08 38216473
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng SME: 04 39288880 - 1900545415

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất của VPBank để được hỗ trợ.

Ngoài ra, còn một số thắc mắc thường gặp khác, khách hàng vui lòng xem thêm tại đây.

Như vậy, dịch vụ I2B của VPBank sẽ giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng các giao dịch tài chính mà không phải đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

1,5 (6 lượt)

1,5 (6 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *