Những loại rủi ro khi đầu tư kinh doanh
Mục lục [Ẩn]
Rủi ro là một yếu tố không thể tránh được trong cuộc sống của mỗi người trên trái đất này. Bất kể khi bạn làm việc gì cũng đều có rủi ro. Rủi ro không chỉ xuất hiện ở những người đi làm thuê mà rủi ro còn xuất hiện ở các nhà đầu tư kinh doanh. Nếu không thể tránh được rủi ro thì thay vào đó hãy xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh, từ đó có thể làm giảm thiểu nó.
Rủi ro trong đầu tư kinh doanh là gì?
Những rủi do nhà đầu tư có thể gặp phải trong kinh doanh
Rủi ro trong đầu tư kinh doanh có thể được hiểu là những thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thị trường… mà các doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều những loại rủi ro khác nhau, nhưng với những người hoạt động đầu tư kinh doanh thì rủi ro về tài chính và các thực trạng hoạt động kinh doanh là 2 loại rủi ro thường gặp nhất của nhà đầu tư.
Trong phạm vi đầu tư khi chúng ta nói về "rủi ro", chúng ta không nói về sự sợ hãi. Sợ hãi là do sự lo lắng về một sự kiện nguy hiểm thực sự hoặc sự nguy hiểm trong tiềm thức. Trong trường hợp đầu tư, sự kiện nguy hiểm là khi số tiền bạn đã đầu tư sẽ giảm giá trị, thậm chí chỉ trong tạm thời.
Những rủi ro khi đầu tư kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh nhà đầu tư có thể gặp rất nhiều những rủi ro khác nhau
Trong đầu tư kinh doanh có 2 loại rủi ro chính đó là: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể.
Rủi ro hệ thống
Còn được gọi là rủi ro thị trường. Loại rủi ro này thường liên quan đến thị trường chứng khoán. Tùy vào phạm vi đầu tư, mà rủi ro này có thể ảnh hưởng chỉ trong nước thậm chí ảnh hưởng ra ngoài thế giới. Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi là phân bổ tài sản. Điều này liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. Trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có sự tương quan, khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. Phân bổ tài sản giúp giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin về phân bổ tài sản.
Rủi ro cụ thể
Hay còn được gọi là rủi ro phi hệ thống, loại hình rủi ro này ảnh hưởng đến các công ty, nhà đầu tư ít hơn. Loại rủi ro này chỉ xuất hiện khi đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù nào đó.
Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.
Rủi ro đầu tư khác. Rủi ro đầu tư của bạn cũng có thể tăng lên nếu bạn không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư của bạn. Bạn cần liên hệ Chuyên viên Tư vấn Tài chính của bạn thường xuyên để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp bạn giảm rủi ro này.
Rủi ro về vốn
Rủi ro về vốn là một trong những loại rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng khá nhiều đến nhà đầu tư. Chẳng hạn bạn đầu tư vốn vào một công ty, lúc này bạn sẽ ngồi cùng trên chiếc thuyền đó. Nếu công ty đó làm ăn tốt thì dĩ nhiên bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận từ khoản vốn ban đầu.
Ngược lại, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì đồng nghĩa số vốn của bạn cũng bị tác động, thậm chí nếu công ty phá sản bạn có thể mất luôn số vốn ban đầu.
Vậy nên, để giảm thiểu rủi ro về vốn, bạn nên lựa chọn những công ty đang hoạt động ổn định, có tiềm năng, có sự tin cậy của nhiều người, sản phẩm trên thị trường có sự cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đầu tư, không nên rót vốn vào một chỗ mà hãy phân chia ra để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Rủi ro về tiền lời
Rủi ro về tiền lời thường xuất hiện khi đầu tư trái phiếu. Một khi tiền lời giảm, các công ty phát hành trái phiếu mua lại hay còn gọi là “call” các trái phiếu cũ có phân lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn.
Ngược lại, khi tiền lời tăng, giá công phiếu sẽ giảm, nếu lúc đó chủ nhân bán trái phiếu phả ra với giá thấp hơn giá mua vào. Vậy nên để giảm thiểu những rủi ro tiền lời người mua trái phiếu nên biết trái phiếu đó có bị “call” hay không, và cũng giống như rũi ro mất vốn, không nên mua một trái phiếu duy nhất của một người phát hành duy nhất.
Rủi ro lạm phát
Lạm phát hay còn được gọi là vật giá leo thang. Nếu trong cùng một thời điểm kinh tế phát triển, lúc này giá cả các sản phẩm, đồ dùng cũng theo đó mà tăng lên. Không một nhà đầu tư nào có thể tránh được rủi ro này.
Lạm phát khiến đồng tiền trên thị trường sẽ bị mất giá. Lạm phát thường xuất hiện trong các hình thức đầu tư tiết kiệm và CD với số tiền lời quá thấp. Đôi khi số tiền lời không vượt qua chỉ số lạm phát.
Ví dụ, nếu bạn là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, bạn giấu tiền dưới gối nằm, bạn vẫn bị rủi ro lạm phát. Giá của những gì bạn mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng của lạm phát.
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là một trong những loại rủi khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại nhất. Rủi ro này thường xuất hiện trong đầu tư bất động sản, lúc này trên thị trường không có người mua, kẻ bán, thường là không có người mua.
Ví dụ khi bạn đầu tư vào một miếng đất, nhưng vì đợt dịch Covid-19 vừa qua, thị trường bất động sản gần như “đóng băng” trong thời gian dài, không xuất hiện người mua, lúc này vốn của bạn cũng nằm im một chỗ.
Làm sao để giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh?
Cách để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh
Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: nên đa dang hóa danh mục đầu tư, chúng ta không nên chỉ đầu tư vào một lĩnh vực hay một công ty nào duy nhất. Bởi vì nếu chẳng may thị trường đi xuống thì bạn xem như mất trắng tất cả. Vậy neenm khi đầu tư, để tránh những rủi ro bạn nên chia nhỏ nguồn vốn của mình ra nhiều lĩnh vực, công ty khác nhau như y tế, năng lượng hoặc máy móc…
Thứ hai, khi đầu tư vào trái phiếu, công phiếu, người đầu tư nên trải tiền ra mua một số công phiếu của liên bang, một số của tiểu bang, một số của công ty. Người đầu tư, cũng không nên chỉ chăm chú vào thị trường nội địa mà còn nên hướng ngoại, có nghĩa là nên đầu tư vào cả thị trường nước ngoài; các nước đang có tiềm năng phát triển rất mạnh như Trung Quốc.
Trên đây TheBank đã cung cấp đến cho bạn những thông tin về rủi ro trong kinh doanh. Hy vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất