NPV là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số NPV
Mục lục [Ẩn]
NPV là gì?
NPV là tên viết tắt của Net Present Value trong tiếng Anh, được hiểu là giá trị hiện tại ròng. Giá trị hiện tại ròng là giá trị của các dòng tiền dự kiến và được chiết khấu cho đến thời điểm hiện tại. Chỉ số NPV được ứng dụng phổ biến trong việc lập kế hoạch đầu tư và lập ngân sách vốn để phân tích khả năng sinh lời của dự án đầu tư.
Công thức tính NPV
NPV là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào - giá trị hiện tại của dòng tiền ra của dự án. CÔng thức tính chỉ số NPV của dự án như sau:
Ghi chú:
- Ct: dòng tiền ròng của dự án ở thời điểm t
- C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án
- t: thời gian tính toán dòng tiền
- r: tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
- n: thời gian thực hiện dự án
Ý nghĩa của chỉ số NPV
NPV là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư ban đầu. Chỉ số này sẽ được tồn tại ở 3 giá trị: dương, âm và bằng 0. Ứng với mỗi giá trị sẽ có một ý nghĩa riêng. Cụ thể:
- Nếu NPV dương (+) thì điều đó có nghĩa là lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư hoặc dự án đầu tư đang cao hơn so với chi phí đầu tư ban đầu mà bạn đã bỏ ra. Theo đó, dự án này có tính khả thi và có thể thực hiện.
- Nếu NPV âm (-) thì tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. NPV âm thì không đồng nghĩa với việc khoản đầu tư hay dự án bị thua lỗ. Dự án đó vẫn có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu nên nó được xem là không có giá trị.
- Chỉ số NPV = 0 thì thể hiện khoản đầu tư hoặc dự án đầu tư của bạn hòa vốn, không có lãi cũng không bị lỗ.
Vì vậy, dựa vào việc phân tích giá trị NPV, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án đó không. Nên đầu tư vào các dự án có NPV dương và tránh đầu tư vào dự án có NPV âm. Đặc biệt khi chỉ số NPV càng cao thì dự án đầu tư càng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Ưu điểm của chỉ số NPV
Chỉ số NPV có những ưu điểm nổi bật như:
Dễ hiểu, dễ sử dụng
- Chỉ số NPV xác định giá trị hiện tại của khoản lãi/lỗ trong một dự án đầu tư, cách tính đơn giản, dễ hiểu, hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư đó để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Dễ so sánh tính khả thi của các phương án đầu tư
- Nhờ có chỉ số NPV các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh tính khả thi của các dự án khác nhau trong cùng một thời điểm. Từ đó có thể lựa chọn phương án đầu tư có NPV dương cao nhất. Nếu các dự án đều có chỉ số NPV < 0 thì khoản đầu tư này sẽ không mang lại lợi nhuận trong tương lai. Bạn không nên rót vốn đầu tư vào bất cứ dự án nào.
Ý nghĩa của NPV trong quản lý dự án
Có thể điều chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng
- NPV có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu tài chính và mục đích cụ thể. Ví dụ, nếu dự án đầu tư có thêm nhiều yếu tố rủi ro thì có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để sự so sánh chính xác hơn.
Nhược điểm của chỉ số NPV
Bên cạnh những ưu điểm trên chỉ số NPV cũng có một số hạn chế nhất định như sau:
Rất khó để ước tính chính xác
- Chỉ số NPV không thể chính xác hoàn toàn vì để tính được nó các nhà đầu tư phải nắm được chính xác các thông số như:
- Tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cụ thể
- Thời điểm tính toán của các dòng tiền đó
Tuy nhiên, thông tin này rất khó xác định vì vậy chỉ số NPV chỉ mang tính chất tương đối.
Không tính đến chi phí cơ hội
Việc phân tích chỉ số NPV có thể giúp các nhà đầu tư so sánh tính khả thi của các dự án đầu tư trong cùng một khoảng thời gian xác định. Tuy nhiên, việc tính toán này lại không xét đến chi phí cơ hội của dự án đầu tư đó. Tức là việc không còn khả năng tài chính để rót vốn đầu tư cho các dự án có tiềm năng sinh lời tốt hơn trong tương lai. Vì vậy, phương án đầu tư có NPV dương cao nhất ở thời điểm tính toán hiện tại chưa chắc đã được các nhà đầu tư lựa chọn nếu xét thêm chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó.
Không cung cấp bức tranh tổng quan của dự án đầu tư
NPV không thể hiện được bức tranh tổng quan của dự án về lợi ích, mất mát khi dự án được triển khai. Để khắc phục hạn chế này thì nhà đầu tư nên đồng thời xem xét nhiều chỉ số khác cùng với NPV như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR.
Một số hạn chế của NPV
Chỉ số NPV không tính đến quy mô của dự án đầu tư
Ví dụ có 2 dự án đầu tư trong đó:
- Dự án A cần 6 tỷ đồng để đầu tư và tạo ra NPV là 2 tỷ đồng.
- Dự án B cần 2,5 tỷ đồng để đầu tư và tạo ra NPV là 1 tỷ đồng.
Nếu chỉ dựa vào NPV thì có thể dự án A sẽ là lựa chọn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự án B mới là dự án mang lại lợi nhuận cao hơn trên tổng vốn đầu tư ban đầu. Như vậy, chỉ số NPV có thêm một hạn chế nữa là không tính đến quy mô của dự án đầu.
Như vậy NPV là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá tính khả thi của dự án trước khi rót vốn. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có một số ưu - nhược điểm mà các nhà đầu tư nên lưu ý khi tính toán.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất