avatart

khach

icon

FC trong kinh doanh là gì? Đặc điểm của FC trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đầu tư

- 04/12/2021

0

Đầu tư

04/12/2021

0

FC là một từ viết tắt được sử dụng trong rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Vậy trong kinh doanh FC được định nghĩa như thế nào, nó có những đặc điểm gì? Hãy cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây của TheBank để tìm câu trả lời nhé.

Mục lục [Ẩn]

FC trong kinh doanh là gì?

FC là từ viết tắt của Fixed cost, trong kinh doanh nó có nghĩa là chi phí cố định của doanh nghiệp.

Chi phí cố định là một loại chi phí mà không bị thay đổi phụ thuộc vào các chi phí là doanh thu (bảo hiểm, thuê nhà, thuê tài sản, lãi vay) hoặc quy mô của hoạt động sản xuất.

Chi phí cố định trong kinh doanh

Chi phí cố định trong kinh doanh 

Hiểu một cách đơn giản thì chi phí cố định là khoản chi phí được thiết lập trong một khoảng thời gian xác định và nó không thay đổi dù mức độ hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp có thay đổi.

Khoản chi phí cố định này có thể tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ở từng thời điểm khác nhau.

Ví dụ:

Công ty SAMO có khoản chi phí cố định là tiền thuê văn phòng để làm việc, mỗi tháng vị tri công ty SAMO sẽ phải trả 100 triệu/tháng để sử dụng văn phòng này. Trong trường hợp công ty SAMO cho nhân viên tạm nghỉ dịch do covid-19, không lên văn phòng làm việc thì vẫn phải thanh toán khoản tiền 100 triệu thuê văn phòng cho tòa nhà. Hoặc sau khi hết dịch, công ty cho nhân viên đi làm trở lại thì công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đầy đủ khoản chi phí này cho tòa nhà. Như vậy, đây là khoản chi phí cố định không thể thay đổi.

Đặc điểm của chi phí cố định

Chi phí cố định sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Chi phí cố định thường không bị tác động hoặc ảnh hưởng bởi những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động của doanh nghiệp dù tăng lên hay giảm xuống thì chi phí cố định này vẫn được giữ nguyên như lúc ban đầu.
  • Một số chi phí được xem là chi phí cố định trong kinh doanh: chi phí bảo hiểm, chi phí lương cho nhân viên, cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng cáo,…

Phân loại chi phí cố định

Phân loại chi phí cố định trong kinh doanh

Phân loại chi phí cố định trong kinh doanh 

Để phân loại chi phí cố định theo khía cạnh quản lý, chúng ta có thể chia thành 2 loại: Chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc.

  • Chi phí cố định bắt buộc: Là các loại chi phí liên quan trực tiếp đến máy móc thiết thị cùng cấu trúc tổ chức trong công ty, khoản chi phí này không thể bỏ qua.
  • Chi phí cố định không bắt buộc: Là những khoản chi phí phát sinh trong từng năm của các cấp quản lý, lãnh đạo nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong năm đó.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Bên cạnh chi phí cố định thì trong hoạt động kinh doanh còn có khái niệm chi phí biến đổi. Vậy hai loại chi phí này khác nhau như thế nào?

Đặc điểm so sánh

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Khái niệm

Chi phí vẫn giữ nguyên, bất kể khối lượng sản xuất, được gọi là chi phí cố định.

Chi phí thay đổi theo sự thay đổi của đầu ra được coi là chi phí biến đổi.

Thiên nhiên

Liên quan đến thời gian

Khối lượng liên quan

Điều kiện phát sinh 

Chi phí cố định là xác định, chúng phát sinh cho dù các đơn vị được sản xuất hay không.

Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi các đơn vị được sản xuất.

Đơn giá

Thay đổi chi phí cố định theo đơn vị, nghĩa là khi các đơn vị sản xuất tăng, chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm và ngược lại, do đó chi phí cố định trên mỗi đơn vị tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất.

Chi phí biến đổi vẫn giữ nguyên, trên mỗi đơn vị.

Hành vi

Nó không đổi trong một khoảng thời gian nhất định.

Nó thay đổi với sự thay đổi ở mức đầu ra.

Những thành phần cấu thành

Chi phí sản xuất cố định, chi phí quản lý cố định và chi phí bán hàng và phân phối cố định.

Nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất biến, chi phí bán hàng và phân phối thay đổi.

Ví dụ 

Khấu hao, cho thuê, tiền lương, bảo hiểm, thuế,...

Vật liệu tiêu thụ, tiền lương, hoa hồng bán hàng, chi phí đóng gói,...

 

Thông qua những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được khái niệm FC là gì và những đặc điểm của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *