Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh?
Mục lục [Ẩn]
Marketing là gì?
Marketing chính là tiếp thị. Đây là hình thức phổ biến giúp khách hàng có thể biết đến doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với đông đảo khách hàng.
Marketing là gì trong kinh doanh
Công việc của Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, truyền thông, tiếp thị sản phẩm… nhằm mục đích thu hút khách hàng đến gần hơn với các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và duy trì mối quan hệ với họ lâu dài cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Xúc xích là một mặt hàng khá phổ biến trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu cho đến sản phẩm. Vậy để tiếp thị sản phẩm của mình đến gần hơn với các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp A đã thực hiện chiến lược giảm giá và cho khách hàng dùng thử miễn phí. Thông qua quá trình này, bạn sẽ có thể giới thiệu về sản phẩm, những điểm nổi trội của sản phẩm xúc xích này so với các sản phẩm khác. Từ đó, khách hàng có thể nhớ tới sản phẩm và mua sử dụng.
Phân loại Marketing
Hiện nay trên thị trường, Marketing được phân thành 2 loại đó là Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.
Vai trò của Marketing trong kinh doanh
Vai trò của Marketing trong kinh doanh hiện nay
Ngày nay, Marketing là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, phát triển Marketing giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng. Ngoài ra, Marketing còn đảm nhiệm một số vai trò khác trong kinh doanh như:
Thu hút khách hàng: Marketing chính là tiếp thị, vậy nên việc tiếp thị sản phẩm sẽ giúp thu hút khách hàng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng: Đội ngũ nhân viên Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn. Thông qua quá trình nghiên cứu thị trường, đội ngũ Marketing sẽ loại bỏ đi những sản phẩm khi không còn được yêu thích nữa, thay vào đó sẽ tập trung vào những sản phẩm mới để đáp ứng khách hàng tốt hơn.
Hoạch định nhà phân phối: Tìm kiếm những nhà phân phối tiềm năng. Đưa ra những chính sách, thỏa thuận phù hợp cho các nhà phân phối. Ngoài ra, đội ngũ Marketing còn có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhà phân phối.
Có chiến lược kinh doanh, tăng doanh số bán hàng: Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho đội ngũ Marketing có cái nhìn toàn diện về sản phẩm –giá- đối thủ, từ đó sẽ đưa ra những chiến lược giá phù hợp nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp theo từng giai đoạn cũng như phân khúc khách hàng.
Thực hiện kiểm soát và đánh giá: Đây là chức năng vô cùng quan trọng của Marketing, giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét được toàn bộ quá trình làm việc, từ đó đưa ra những khắc phục khi gặp phải các vấn đề trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: Quá trình hoạt động, nghiên cứu của đội ngũ Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rõ đối thủ của mình, những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có nhiều lợi thế hơn khi cạnh tranh trên thị trường.
Tạo dựng thương hiệu chuyên nghiệp: Mục đích của Marketing chính là đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và giúp khách hàng có thể phân biệt được với các thương hiệu khác. Muốn duy trì điều này, buộc hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải liên tục và đều đặn trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mong rằng, với những thông tin chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu được Marketing là gì và nó có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất