avatart

khach

icon

Om là gì? Vai trò của om trong hoạt động kinh doanh?

Đầu tư

- 08/12/2021

0

Đầu tư

08/12/2021

0

Om là từ viết tắt của Operation Manager. Vậy người này có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp? Bài viết dưới đây TheBank sẽ trả lời đến bạn.

Mục lục [Ẩn]

Om có nghĩa là gì?

Om trong tiếng Anh là Operation Manager, đây là một từ chuyên ngành để chỉ một chức danh nghề nghiệp của một người nào đó trong công ty. Theo đó, operation có nghĩa là điều hành, vận hành… còn Manager được hiểu là sự quản lý, giám sát… như vậy, khi dịch sang nghĩa tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là người có vai trò quản lý điều hành trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Vai trò của người quản lý điều hành trong hoạt động kinh doanh?

Vai trò của người quản lý điều hành trong hoạt động kinh doanh

Vai trò của Operation manager trong kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Operation manager đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số công việc họ sẽ đảm đương trong quá trình làm việc có thể kể đến như:

Quản lý nhân sự

Operation manager sẽ là người tuyển dụng, đào tạo nhân sự bởi họ hiểu được nhu cầu người trong từng bộ phận của công ty. Từ đó có những điều chỉnh các quy trình làm việc và phân công lại các nhiệm vụ để cải thiện hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm tra và giám sát ngân sách, tài chính

Ngoài quản lý nhân sự, đội ngũ Operation Management còn trực tiếp quản lý ngân sách, tài chính của doanh nghiệp, các vấn đề như lương, thưởng cũng như các giấy tờ pháp lý, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi của nhân viên trong doanh nghiệp. Operation Management cũng sẽ theo dõi nguồn tiền của công ty, các khoản thu chi và lên kế hoạch khoản tiền của công ty được dùng với mục đích hợp lý, tiết kiệm nhất.

Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

Các hoạt động đang diễn ra trong công ty đều được Operation Management nắm rõ để dễ dàng quản lý, từ đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trong một số doanh nghiệp lớn, vị trí Operation Management trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ, Operation Management chuyên về phát triển sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, giám sát và điều tiết quá trình làm gia sản phẩm.

Quản lý hàng tồn kho và các vấn đề về cung ứng

Những người quản lý vận hành sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa trong doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa luôn được hoạt động suôn sẻ nhất. Ngoài ra, khi có hàng tồn kho Operation manager cũng sẽ có những phương án giải quyết đẩy hàng đi một cách nhanh nhất, đảm bảo sự hoạt động ổn định trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu của một Operation manager

Kỹ năng của người quản lý điều hành

Kỹ năng của người quản lý điều hành 

Để trở thành một Operation manager chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

Để trở thành một Operation manager chuyên nghiệp, bạn cần phải có kiến thức trong lĩnh vực kinh tế hoặc về lĩnh vực mà bạn quản lý trong doanh nghiệp. Khi có kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ giúp bạn quản lý mọi công việc tốt hơn, suôn sẻ hơn khi gặp bất kỳ vấn đề phát sinh nào xảy ra.

Kỹ năng lãnh đạo

Ngoài kiến thức chuyên môn thì Operation Manager còn phải có khả năng lãnh đạo. Bởi về bản chất, đây là người đứng mũi chịu sào của doanh nghiệp và sẽ trực tiếp dẫn dắt đội quân của mình để họ có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu công việc mà cấp trên đã đề ra.

Kỹ năng giao tiếp

Operation Manager sẽ là người làm việc với mọi phòng ban, là cầu nối giữa cấp dưới và cấp trên, giữa nhân viên và lãnh đạo, giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng… Chính vì thế, khả năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết khi đảm đương công việc này. Một người biết giao tiếp sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt hơn rất nhiều.

Kỹ năng lập kế hoạch

Lên kế hoạch, dự trù các vấn đề phát sinh và đưa ra những cách thức để loại bỏ rủi ro là một trong những yếu tố cần có của Operation Manager nếu muốn trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp.

Kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh

Trong hoạt động kinh doanh luôn có những sự cố bất ngờ phát sinh. Lúc này, những Operation Manager sẽ ra tay giải quyết những vấn đề này. Để có được kỹ năng này, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì bạn phải có kinh nghiệm làm việc thực tế, có những trải nghiệm thì mới có những phương án giải quyết tốt nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm

Đây là một kỹ năng cần có với tất cả mọi ngành nghề hiện nay. Những Operation Manager sẽ có nhiệm vụ đi kết nối mọi thành viên thuộc các phòng ban trong công ty để có thể dễ dàng trao đổi, làm việc từ đó giúp công việc được tiến hành trôi chảy hơn, đạt được những mục tiêu mà cấp trên đề ra trong kinh doanh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ về Operation Manager là làm công việc gì trong kinh doanh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *