avatart

khach

icon

Lấn chiếm đất di tích bị phạt bao nhiêu tiền?

Đầu tư

- 10/12/2021

0

Đầu tư

10/12/2021

0

Lấn chiếm đất di tích là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Vậy mức xử phạt hành chính với vi phạm này là bao nhiêu?  

Mục lục [Ẩn]

Trong Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất có di tích lịch sử - văn hoá là đất có các di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình di tích lịch sử - văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử - văn hoá; trừ đất các di tích lịch sử văn hóa đang sử dụng vào mục đích đất ở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.

Lấn chiếm đất di tích là gì?

Lấn chiếm đất di tích là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất sang phần diện tích đất di tích mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Đây là hành vi bị cấm theo quy định, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Lấn chiếm đất di tích sẽ bị xử phạt hành chính

Lấn chiếm đất di tích sẽ bị xử phạt hành chính

Lấn chiếm đất di tích bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 5, Điều 23 Văn bản hợp nhất 1433/VBHN-BVHTTDL quy định mức xử phạt với vi phạm lấn chiếm đất di tích trái phép như sau:

“5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; làm hư hại nghiêm trọng công trình văn hóa, nghệ thuật.

b) Lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật”

Như vậy, mức xử phạt hành chính với vi phạm lấn chiếm đất di tích từ 30 - 40 triệu đồng.

Ngoài ra, theo Điểm b, Khoản 9, Điều 23 còn quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này”

Theo quy định trên, người vi phạm vừa phải nộp phạt vừa phải trả lại phần diện tích đất di tích đã lấn chiếm.

Trong quá trình sử dụng đất đai, người sử dụng đất không được phép lấn chiếm đất di tích trái phép. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và buộc trả lại phần diện tích đã lấn chiếm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *