Các bước lập dự án đầu tư bánh mì
Mục lục [Ẩn]
Bước 1: Lập kế hoạch dự án
Đối với bất cứ công việc đầu tư kinh doanh nào, trong đó có bánh mì thì việc chuẩn bị chu đáo là hết sức quan trọng. Lập ra kế hoạch kinh doanh giúp bạn đi đúng hướng ý tưởng kinh doanh đề ra, theo đúng khả năng tài chính cũng như hoạt động tiếp thị. Từ đó, bạn sẽ thực hiện được ý tưởng của mình một cách có kiểm soát.
Đầu tiên, bạn cần xác định món bánh mì mà bạn muốn bán: Bánh mì pate truyền thống, bánh mì chả cá, bánh mì que, bánh mì Huế, bánh mì Đà Nẵng…
Bạn sẽ lựa chọn mở cửa hàng cho khách ăn tại chỗ hay bán mang đi.
Tóm lại, khi đặt các câu hỏi liên quan và tự trả lời. bạn sẽ thu hẹp được mục tiêu thị trường của mình. Từ đó, bạn sẽ xác định được ngân sách, thiết bị, loại bánh mì mình bán… cuối cùng là tìm được khách hàng mục tiêu.
Kinh doanh bánh mì
Bước 2: Dự trù kinh phí
Bước tiếp theo là bạn cần xác định được chi phí sử dụng cho dự án đầu tư bánh mì, bao gồm: Chi phí mua trang thiết bị, dụng cụ, chi phí thiết kế cửa hàng, nguyên liệu… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một ít chi phí dự trù dùng cho đến khi bạn đạt đến điểm hoà vốn, vì ngay lập tức khi vừa mở bán bạn chưa thể có luôn lợi nhuận.
Như vậy, việc đầu tư kinh doanh bánh mì cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, vị trí và nhiều yếu tố khác. Với quy mô đơn giản nhất, bạn cũng sẽ mất khoảng 20 triệu đồng.
Khi bạn chuẩn bị nguồn vốn tốt, bạn sẽ đưa ra được những quyết định quan trọng cho các bước còn lại. Bạn cũng sẽ cân đối được các loại chi phí cho từng hạng mục trong dự án.
Bước 3: Xin các loại giấy phép cần thiết
Lựa chọn kinh doanh đồ ăn nói chung và bánh mì nói riêng thì chắc chắn phải có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dù bạn mở cửa hàng, bán mang đi hay bán tại nhà.
Bạn phải chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ cần thiết nộp tới cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép này. Tuy nhiên, nếu không giành về các thủ tục và muốn tốn ít công sức thì bạn nên tìm đến những văn phòng dịch vụ để họ hỗ trợ được nhanh chóng, bạn sẽ trả cho họ khoản phí nhỏ.
Bước 4: Tìm vị trí bán hàng
Nếu bạn kinh doanh bán bánh mì tại nhà thì có thể bỏ qua bước này. Còn trong trường hợp bạn thuê cửa hàng, quy mô mặt bằng thuê sẽ phụ thuộc vào mô hình tiệm bánh của bạn.
Chẳng hạn như mở quán bánh mì kèm bán nước thì sẽ cần không gian cho họ ngồi ăn uống. Trong trường hợp chỉ mở bán mang đi thì không cần không gian rộng.
Nếu như bạn muốn bán ở những nơi thu hút khách hàng thì nên lựa chọn những địa điểm gần trường học, văn phòng, ngã tư… Bên cạnh đó, cửa hàng cũng phải ở gần nơi cung cấp nguyên liệu để kịp thời bổ sung khi cần.
Bước 5: Mua sắm dụng cụ, thiết bị
Bạn sẽ cần mua xe/tủ bánh mì, lò nướng, dao thớt, chảo, khay… để phục vụ việc làm bánh mì. Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh thêm các loại nước thì có thể mua thêm máy xay sinh tố, máy pha cafe.
Bạn cần lập danh sách chi tiết những thứ cần mua, cân nhắc cẩn thận rồi đối chiếu với nguồn vốn. Nếu như bạn không có vốn dư dả thì chúng tôi khuyên bạn nên mua các loại đồ thanh lý thay vì mua mới 100% sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Đối với chi phí mua nguyên liệu làm bánh mì thì có thể xoay vòng vì còn phụ thuộc vào tình hình bán.
Bước 6: Định giá bán bánh mì
Đa phần những người bán định giá sản phẩm dựa vào chi phí nguyên liệu và thời gian làm sản phẩm, nhưng đó là chưa đủ.
Giá của cùng của sản phẩm còn bao gồm bao bì, chi phí nhân công, chi phí quảng cáo…
Bước 7: Đặt tên cho thương hiệu bánh mì
Việc đặt tên sao cho ý nghĩa, riêng biệt là một điều đầy thử thách, khó khăn. Hy vọng bạn sẽ tìm được 1 cái tên nhận diện thật tốt trong mắt khách hàng.
Trên đây là 7 bước để lập dự án đầu tư bánh mì. Hy vọng đây là thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất