Tháng cuối năm, cuộc đua tăng vốn ngành ngân hàng vẫn nóng
Mục lục [Ẩn]
Câu chuyện về vốn điều lệ ngân hàng chưa bao giờ hết nóng trên thị trường tài chính. Từ đầu năm 2021 cho đến nay, thứ hạng vốn điều lệ liên tục có sự thay đổi và những tháng cuối năm 2021 lại thêm một số thay đổi vị trí xếp hạng trên bảng vốn điều lệ khi các ông lớn BIDV, Vietcombank... chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức.
BIDV
BIDV là ông lớn có tiếng trong nhóm Big4 ngân hàng. Đầu năm 2021, vốn điều lệ của BIDV là 40.220 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường về vốn điều lệ ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay vị trí này đã có sự thay đổi, BIDV rơi xuống vị trí thứ 3, sau khi VietinBank và VPbank vươn lên dẫn đầu vào thứ 2.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho BDIV tăng vốn điều lệ bằng trả cổ tức cho cổ đông. Theo đó, BIDV sẽ chốt danh sách cổ đông ngày 24/12/2021 để chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 2% và chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25,77%. Ngày thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông là 24/1/2022.
Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu thành công, BIDV sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống với hơn 50.585 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến chào bán thêm 8,5% vốn phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ. Thời gian dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2022 sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
BIDV đang là ngân hàng dẫn đầu cuộc đua tăng vốn điều lệ
VietinBank
Đầu năm 2021, vốn điều lệ của VietinBank chỉ xếp vị trí thứ 2 (sau BIDV). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, VietinBank đang là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với 48.058 tỷ đồng.
Tới đây cổ đông VietinBank cũng sắp được nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8%. Ngày đăng ký cuối cùng là 15/12/2021, ngày thực hiện thanh toán dự kiến là 17/1/2022.
Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, VietinBank sẽ tiếp tục thực hiện chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12,6% hoặc 17,7%, nâng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng.
Vietcombank
Ở thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của ông lớn Vietcombank là 37.089 tỷ đồng (xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng).
Hội đồng quản trị Vietcombank đã phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua.
Cụ thể, ĐHĐCĐ 2021 của Vietcombank thông qua việc tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng thông qua 2 cấu phần như sau:
- Cấu phần thứ nhất: Tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại của năm 2019 để chi trả cổ tức tỷ lệ 8%, nâng tổng vốn lên hơn 47.325 tỷ đồng.
- Cấu phần thứ 2: Phát hành riêng lẻ quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ để tăng vốn thêm hơn 3.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ.
Hiện nay cuộc đua dẫn đầu tăng vốn điều lệ sẽ thuộc về BIDV. Nói về dư địa tăng vốn của nhóm Big3 ngân hàng, chuyên gia tài chính ngân hàng - Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, việc tăng vốn điều lệ mà dẫn đầu là BIDV đã khiến thứ hạng vốn điều lệ ngân hàng có nhiều thay đổi. Nhóm Big3 thời gian vừa qua sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm hơn nhóm các ngân hàng cổ phần do sự tác động của dịch bệnh. Cho nên lần tăng vốn này chắc chắn sẽ là yếu tố thúc đẩy nhóm này để dành lại thị phần trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, một khi nền tảng vốn dồi dào cùng chất lượng tài sản, quản trị rủi ro tốt là những yếu tố đã giúp cho ngân hàng được cấp hạn mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất toàn hệ thống.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất