avatart

khach

icon

Thông tin mới nhất về vốn điều lệ các ngân hàng

Thông tin ngân hàng

- 14/07/2021

0

Thông tin ngân hàng

14/07/2021

0

Vốn điều lệ là thông tin quan trọng đánh giá khả năng tài chính, sự lớn mạnh, khả năng chống lại khủng hoảng tài chính. Vậy vốn điều lệ các ngân hàng năm 2021 ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Tình hình chung về vốn điều lệ các ngân hàng năm 2021

Các ngân hàng hoạt động trên đất nước ta rất đa dạng, từ ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngoài. Chính sự đa dạng này làm cho thị trường tài chính, ngân hàng trở nên cạnh tranh mạnh mẽ. Bên cạnh đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ thì tăng vốn điều lệ cũng là một trong những yếu tố làm tăng năng lực, sức cạnh tranh. Đồng thời, quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được tốt hơn.

Hơn nữa, với quy định của nhà nước về tỷ lệ vốn an toàn (CAR), các ngân hàng này đang liên tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng vốn điều lệ của mình lên. Điều này khiến cho cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng trở nên hấp dẫn và có sự thay đổi nhanh chóng.

Trong năm 2020, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm hơn 33.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Theo đó đến cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng ghi nhận vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng, nhiều ngân hàng nhỏ vẫn đang chật vật tăng vốn, hiện có gần 10 ngân hàng vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng.

Theo khảo sát, ba vị trí dẫn đầu về vốn điều lệ hiện vẫn thuộc về các ngân hàng quốc doanh gồm BIDV (40.220 tỷ đồng), VietinBank (37.234 tỷ đồng) và Vietcombank (37.089 tỷ đồng). 

Nhóm ngân hàng tư nhân xếp sau lần lượt là MBBank (27.988 tỷ đồng); VPBank (25.300 tỷ đồng); ACB (21.616 tỷ đồng); Sacombank (18.852 tỷ đồng) và SHB (17.510 tỷ đồng).

Trong năm 2020, ngân hàng tăng vốn điều lệ mạnh nhất là HDbank, tăng hơn 6.200 tỷ lên 16.088 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 65%. Tiếp đến là SHB tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.500 tỷ đồng nhờ chào bán thành công 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017 - 2018.

ACB cũng là cái tên được nhắc đến về việc tăng vốn điều lệ. Hiện theo thông báo mới nhất từ ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận cho ACB tăng vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 25%.

Ngoài ra còn một số ngân hàng khác tăng vốn điều lệ trong năm 2020 là MBbank tăng lên gần 28.000 tỷ đồng, OCB tăng lên lên 11.000 tỷ đồng, SeAbank tăng lên hơn 12.000 tỷ đồng, TPbank tăng lên 10.700 tỷ đồng...

Trong năm 2021, các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ "khủng". Theo đó, có 12 ngân hàng đã có kế hoạch tăng vốn trong năm nay, mức tăng dao động từ vài nghìn cho tới hơn chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, tham vọng nhất là VietinBank với kế hoạch tăng gần 16.800 tỷ đồng vốn, đưa chỉ tiêu này đến cuối năm vượt mức 54.000 tỷ đồng. Còn Vietcombank đã được thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức 50.000 tỷ đồng, cao hơn 13.300 tỷ so với hiện tại. Ngân hàng BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.300 tỷ, dự kiến đạt 48.524 tỷ đồng vào cuối năm.

Ngoài ra, một số ngân hàng có kế hoạch tăng vốn khủng trong năm 2021 còn phải kể đến: ABBank (tăng 64,7%) Sacombank (tăng gần 32%); VIB (tăng 44,2%); SCB (Tăng 32,8%); OCB (tăng 31,8%); ACB và HDBank (cùng tăng 25%);...

Dưới đây là con số về vốn điều lệ theo kế hoạch vào cuối năm 2021 của top 10 ngân hàng:

Ngân hàng Kế hoạch tăng vốn điều lệ vào cuối 2021 (tỷ đồng)
Vietinbank 54.134
Vietcombank  50.401
BIDV  48.524
MBbank  38.675
Agribank  30.614
ACB  27.019
SHB  26.674
VPbank  25.300
SCB  20.232

Tìm hiểu nhanh vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cho trong 2 phút

Tình hình chung về vốn điều lệ các ngân hàng năm 2018Hình 1: Tình hình chung vốn điều lệ các ngân hàng năm 2018

Vốn điều lệ của các ngân hàng hiện nay

Vốn điều lệ ngân hàng nhà nước

Hiện nay, Nhà nước đang làm chủ sở hữu của 4 ngân hàng thương mại: Agirbank, GP Bank, Ocean Bank, CB Bank. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước tính đến cuối năm 2020 thì vốn điều lệ của các ngân hàng này như sau:

STT Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)
1 Agribank 30.709
2 Ocean Bank 4.000,1
3 GP Bank 3.018
4 CD Bank 3.000

Vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần

Trên lãnh thổ nước ta, hiện nay có tới hơn 30 ngân hàng thương mại cổ phần. Số vốn điều lệ luôn được các ngân hàng này bổ sung hàng năm. Trong các ngân hàng thương mại cổ phần này thì vốn điều lệ ngân hàng nào lớn nhất?

Năm 2020, cuộc chạy đua vốn điều lệ ở hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần rất khốc liệt. Hàng loạt các phê chuẩn từ phía ngân hàng nhà nước cho các đơn vị này tăng vốn điều lệ. Hiên BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất với hơn 40.000 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VietinBank (37.235 tỷ), Vietcombank (37.089 tỷ).

Tuy nhiên con số này có thể có xáo trộn mạnh trong năm 2021 khi một số ngân hàng đã có lộ trình tăng vốn điều lệ cụ thể. Hiện theo thông tin VietinBank dự kiến sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 28,8% trong năm 2021. Nhờ đó, vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 48.000 tỷ đồng.

Vốn lưu động ngân hàng ACB hiện nay là bao nhiêu? Thông mới mới nhất về vốn ngân hàng

Vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phầnHình 2: Vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần

Không chỉ có những nhà băng lớn mà ở vị thế quy mô, vốn nhỏ hơn các ngân hàng nhỏ cũng đang đặt ra các mục tiêu tăng vốn điều lệ cho mình. Năm 2020, HDBank được đánh giá là ngân hàng tăng vốn mạnh nhất, tăng hơn 6.200 tỷ lên 16.088 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 65%.

Còn SHB tăng mạnh vốn điều lệ thêm hơn 5.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán thành công 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017 - 2018.  Tại ngày 31/12/2020, vốn điều lệ của SHB đạt 17.558 tỷ đồng.

Ngân hàng MB tăng thêm gần 4.300 tỷ lên gần 28.000 tỷ; OCB tăng hơn 4.300 tỷ lên gần 11.000 tỷ; SeABank tăng khoảng 2.700 tỷ lên hơn 12.000 tỷ; TPBank tăng hơn 2.100 tỷ lên 10.700 tỷ,… Việc các ngân hàng đồng loại tăng vốn điều lệ đã khiến bức tranh chung của thị trường tài chính sẽ còn biến động. Dưới đây là bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại tính đến cuối năm 2020:

Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)
BIDV  40.220
Vietinbank  37.235
Vietcombank 37.089
MBbank  27.987
VPbank 25.300
ACB  21.616
Sacombank  18.852
SHB  17.558

Vốn điều lệ ngân hàng nước ngoài

Không chỉ có những ngân hàng trong nước thực hiện việc tăng vốn điều lệ mà cả những ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng tiến hành tăng vốn của mình lên. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước tính đến hết năm 2020 vốn điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài như sau:

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)
1

HSCB Việt Nam

7.528

2

Public Bank Việt Nam

6.000

3

Shinhan Việt Nam

5.709

4

Standard Chartered Việt Nam 

4.902

5

Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

4,600

6 CIMB Việt Nam 3.698,2
7 Hong Leong Việt Nam 3.000
8 Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam 3.000

Tóm lại, vốn điều lệ các ngân hàng năm 2021 đang có những chuyển biến sâu sắc mang tính tích cực, không chỉ những ngân hàng trong nước mà cả ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Điều này vừa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định về tỷ số CAR của ngân hàng nhà nước.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *