avatart

khach

icon

Kinh doanh cây xăng cần chuẩn bị những gì?

Đầu tư

- 15/12/2021

0

Đầu tư

15/12/2021

0

Kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực đặc biệt, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, để kinh doanh lĩnh vực này không hề đơn giản, bởi số tiền vốn ban đầu bỏ ra khá cao, không những thế bạn phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe về việc kinh doanh xăng dầu.

Mục lục [Ẩn]

Kinh doanh cây xăng là gì?

Kinh doanh cây xăng là gì

Kinh doanh cây xăng là gì

Ngày nay, xăng dầu là một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người. Đây là nguyên liệu chủ yếu để nạp vào các phương tiện khi tham gia giao thông hằng ngày như xe máy, ô tô... Bạn có thể bắt gặp những cây xăng ở bất kỳ nơi đâu trên đường. Những trạm xăng đó có thể thuộc sự quản lý của nhà nước, nhưng cũng có thể do tư nhân hoặc doanh nghiệp nào đó đứng ra kinh doanh.

Kinh doanh xăng dầu là dịch vụ bao gồm các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Chi phí dự tính khi mở cây xăng

Chi phí dự tính khi mở cây xăng

Chi phí dự tính khi mở cây xăng

Kinh doanh xăng dầu là mô hình kinh doanh đặc biệt và có rất nhiều khoản chi phí khá cao. Dưới đây là một số chi phí cụ thể khi mở một cây xăng.

  • Tiền mặt bằng: Theo quy định thì để kinh doanh cây xăng, diện tích cho phép ở nội thành là 300m2 và ở ngoại thành là 600m2. Với diện tích này giá thuê có thể dao động từ 20-30 triệu/ tháng tùy theo khu vực cũng như sự thỏa thuận giữa hai bên.
  • Tiền đầu tư trang thiết bị: Trang thiết bị khi kinh doanh cây xăng sẽ bao gồm trạm bơm xăng, quầy hàng, phòng điều hành, bồn chứa, thiết bị, công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, nhà ăn cho nhân viên, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hệ thống khác… với các trang thiết bị này, số vốn có thể lên tới 2-3 tỷ đồng.
  • Nhiên liệu dự trữ: Để cây xăng có thể hoạt động tốt, bạn sẽ cần khoảng 20.000 lít xăng để dự trữ trong bể. Với số xăng dự trữ này, số vốn bạn sẽ phải bỏ ra từ 400 triệu trở lên tùy thời điểm giá xăng.
  • Chi phí thuê nhân công: Ngoài những khoản chi phí trên, bạn cũng phải trích ra một khoản hàng tháng để thuê nhân viên bán xăng. Thông thường một trạm xăng sẽ có khoảng 15 người, trong đó bao gồm 1 quản lý, 10 nhân viên bơm xăng, 1 kế toán, 1 dọn dẹp, 2 nấu ăn khoảng 200tr/tháng.

Kinh nghiệm mở cây xăng kinh doanh

Kinh nghiệm mở cây xăng kinh doanh

Kinh nghiệm mở cây xăng kinh doanh

Dưới đây là một số kinh nghiệm cần lưu ý khi kinh doanh cây xăng nếu muốn cây xăng phát triển và thu về lợi nhuận cao khi kinh doanh.

Chọn mặt bằng kinh doanh: Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng vậy. Muốn phát triển và có nhiều khách thì bạn hãy lựa chọn vị trí thuận lợi để kinh doanh. Kinh doanh cây xăng cũng không ngoại lệ. Mặt bằng để kinh doanh cây xăng lý tưởng là 300-400m2. Vị trí cây xăng nên rộng rãi, gần các cung đường lớn, có chỗ đổ xăng riêng biệt dành cho ô tô, xe máy và xe tải càng tốt.

Nên chọn vị trí mà ít đối thủ cạnh tranh thì càng có lợi cho việc kinh doanh của bạn.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục: Muốn kinh doanh xăng dầu, bạn phải chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục liên quan để việc kinh doanh đảm bảo hoạt động suôn sẻ nhất.

Nguồn xăng dầu: Khi kinh doanh xăng dầu, bạn sẽ phải chuẩn bị vốn rất lớn khoảng hơn 1 tỷ đồng để nhập nguyên liệu xăng, dầu để kinh doanh. Vậy nên, để tiết kiệm chi phí và thu về lợi nhuận cao, bạn nên chọn các công ty sản xuất xăng dầu để nhập hàng trực tiếp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm lại có giá thành hợp lý.

Đảm bảo vấn đề phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh: Xăng dầu là nhiên liệu dễ cháy nổ, chính vì thế khi đi vào kinh doanh bạn phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chửa cháy để đảm bảo tính mạng của con người và tài sản.

Quy trình, thủ tục để mở cửa hàng kinh doanh cây xăng

Điều kiện để mở cây xăng

Nếu bạn đang ấp ủ ý định mở cây xăng để kinh doanh thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau theo quy định pháp luật.

Theo đó, tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Khi mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bạn cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Bởi đây là sản phẩm kinh doanh yêu cầu điều kiện. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị thủ tục như sau:

  • Giấy đề nghị Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng xăng dầu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao (thông thường thì là bản sao giấy phép thành lập công ty).
  • Giấy phép xây dựng và các bản thiết kế cửa hàng xăng dầu đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê đất
  • Bản kê khai máy móc, thiết bị của cửa hàng xăng dầu đầy đủ
  • Chứng chỉ về nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu của cán bộ, nhân viên bản sao.
  • Giấy chứng nhận cửa hàng đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận, cam kết về việc bảo vệ môi trường.
  • Chứng nhận kiểm định cột bơm xăng dầu có cơ quan kiểm định cấp.

Các loại giấy tờ trên sẽ được trình lên Sở Công Thương. Sau đó, đơn vị này sẽ cử người đi tiến hành thẩm định điều kiện hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương sẽ trả lời lý do bằng văn bản cho bạn trong thời hạn 5 ngày làm việc để bạn có thể kịp thời điều chỉnh hồ sơ, nhanh chóng xin được giấy phép kinh doanh xăng dầu.

Lưu ý: Giấy phép kinh doanh xăng dầu chỉ có thời hạn 5 năm. Sau 5 năm, doanh nghiệp, chủ cửa hàng phải chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và đáp ứng những điều kiện kể trên đầy đủ. Sau đó, thực hiện xin được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về việc kinh doanh cửa hàng xăng dầu. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *