avatart

khach

icon

Thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật

Đầu tư

- 05/01/2022

0

Đầu tư

05/01/2022

0

Đòi lại đất khi bị lấn chiếm là một trong những quyền lợi của người sử dụng đất. Vậy thủ tục, quy trình thực hiện như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Có được đòi lại đất bị lấn chiếm không?

Căn cứ Khoản 5, Khoản 7, Điều 166, Luật Đất đai quy định quyền chung của người sử dụng đất, trong đó có 2 quyền sau:

- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, nếu bị hàng xóm lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của mình, người dân hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại.

 Cách giải quyết lấn chiếm đất đai

Cách giải quyết lấn chiếm đất đai

Thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm

Căn cứ pháp lý

Căn cứ Điều 202, Luật Đất đai quy định như sau:

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Như vậy trường hợp 2 bên không thể tự hòa giải thì cần gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để đòi lại đất bị lấn chiếm, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện. Tham khảo mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai/Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai tại đây.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (nếu có)
  • Giấy tờ nhân thân như: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu…

Xem ngay: Lấn chiếm đất bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Trình tự giải quyết lấn chiếm đất đai

Trình tự giải quyết lấn chiếm đất đai

Quy trình khởi kiện

Các bước giải quyết lấn chiếm đất đai được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình

Bước 3: Lập biên bản hòa giải có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp 1: Việc hòa giải thành

Nếu việc hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến:

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
    Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp 2: Việc hòa giải không thành

Nếu tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Lưu ý: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì:

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Như vậy quy trình giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai không quá phức tạp. Người dân chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để vụ việc được giải quyết trong thời gian ngắn nhất.

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết đất bị lấn chiếm tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là thủ tục đòi lại đất lấn chiếm để người dân tham khảo và áp dụng khi có nhu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *