avatart

khach

icon

Lấn chiếm đất ao hồ có được cấp sổ đỏ không?

Đầu tư

- 07/01/2022

0

Đầu tư

07/01/2022

0

Tình trạng lấn chiếm đất ao hồ vẫn diễn ra phổ biến ở nhều địa phương. Vậy làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm có được không?

Mục lục [Ẩn]

Đất ao là những khu đất trũng sâu, có nước đọng lại, có thể được hình thành tự nhiên hoặc do con người sử dụng công cụ, máy móc tạo thành. Đất ao thường dùng để nuôi thủy sản hoặc dùng làm cảnh.

Lấn chiếm đất ao hồ là gì?

Lấn chiếm đất ao hồ là việc người sử dụng đất tự ý mở rộng phần diện tích mảnh đất sang đất ao hồ thông qua hình thức san lấp đất hoặc tự ý sử dụng đất ao hồ mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất ao hồ bị lấn chiếm đó cho phép.

Thế nào là lấn chiếm đất ao hồ?

Thế nào là lấn chiếm đất ao hồ?

Lấn chiếm đất ao hồ có được cấp sổ đỏ không?

“Đất ao lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Căn cứ Khoản 5, Điều 22, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định người sử dụng đất ao, hồ lấn chiếm sẽ được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
  • Mảnh đất đó không có tranh chấp.
  • Thời gian lấn, chiếm được thực hiện trước ngày 1/7/2014. Sau ngày 1/7/2014, hành vi lấn chiếm đất ao hồ là vi phạm pháp luật và không được cấp sổ đỏ.
  • Chỉ áp dụng việc cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân và không áp dụng với tổ chức.

Hồ sơ làm sổ đỏ cho đất ao hồ lấn chiếm

Nếu đủ điều kiện để làm sổ đỏ cho đất ao hồ lấn chiếm, người sử dụng đất cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

(Căn cứ Khoản 1, Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

Ngoài ra, người sử dụng đất phải xin giấy xác nhận của UBND cấp xã/phường/thị trấn về việc phần diện tích đất ao hồ đó không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Lấn chiếm đất ao hồ có được cấp sổ đỏ không?

Lấn chiếm đất ao hồ có được cấp sổ đỏ không?

Quy trình làm sổ đỏ cho đất ao hồ lấn chiếm

Quy trình làm sổ đỏ cho đất ao hồ lấn chiếm được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm tại một trong số các cơ quan sau:

  • Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất.
  • Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
  • Nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (Áp dụng với khu vực chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai)
  • Nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (Nếu có)

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ. Nếu hồ sơ còn thiếu sẽ yêu cầu bạn bổ sung trong thời hạn 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, các bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận đồng thời trả phiếu tiếp nhận cho bạn.

Bước 3: Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo đến người sử dụng đất về các khoản phí phải nộp như:

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
  • Tiền sử dụng đất (nếu có)
  • Lệ phí trước bạ
  • Phí thẩm định hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Đến ngày hẹn, bạn chỉ cần đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã để nhận Giấy chứng nhận (sổ đỏ).

Lấn chiếm đất ao hồ bị xử phạt như thế nào?

Lấn chiếm đất ao hồ trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5, Khoản 7, Điều 14, Nghị định 1/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm tại khu vực nông thôn

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Vi phạm tại khu vực thành thị

Nếu lấn chiếm đất ao hồ trái phép tại khu vực thành thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt theo quy định trên, tối đa 500.000.000 đồng với cá nhân vi phạm và 1.000.000.000 đồng với tổ chức vi phạm.

Xem ngay: Xây nhà trên đất ao khi chưa được phép có bị xử phạt không?

Lấn chiếm đất ao hồ bị phạt bao nhiêu tiền?

Lấn chiếm đất ao hồ bị phạt bao nhiêu tiền?

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm

- Buộc trả lại đất ao hồ đã lấn, chiếm, trừ trường 2 trường hợp sau:

  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất ao trái phép.

Như vậy lấn chiếm đất ao hồ trái phép có thể được xem xét cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *