avatart

khach

icon

Lấn chiếm đất là gì? Lấn chiếm đất đai bị phạt bao nhiêu tiền?

Đầu tư

- 14/01/2022

0

Đầu tư

14/01/2022

0

Mặc dù các địa phương tăng cường công tác giáo dục pháp luật về đất đai nhưng tình trạng lấn chiếm đất trái phép vẫn diễn ra. Vậy như thế nào là lấn chiếm đất đai?

Mục lục [Ẩn]

Lấn chiếm, hủy hoại đất đai đều là những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Khái niệm lấn chiếm đất đai

Định nghĩa lấn chiếm đất đai được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3, Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Lấn đất là gì?

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Hành vi lấn chiếm đất là gì?

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu lấn chiếm đất là việc người sử dụng đất thực hiện hành vi lấn đất, chiếm đất trái quy định. Lấn chiếm đất đai tiếng Anh là land encroachment.

Lấn chiếm đất là vi phạm gì?

Lấn chiếm đất là vi phạm gì?

Lấn chiếm đất đai trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi lấn chiếm đất của người khác hoặc của Nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 500 triệu đồng với cá nhân, 1 tỷ đồng với tổ chức. Mức xử phạt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Cá nhân hay tổ chức vi phạm?
  • Lấn chiếm đất ở khu vực nông thôn hay đô thị?
  • Diện tích đất lấn chiếm là bao nhiêu?
  • Loại đất lấn chiếm: lấn chiếm đất ở hay lấn chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp?

Theo đó, diện tích đất lấn chiếm càng lớn thì mức xử phạt càng cao. Lấn chiếm đất trái phép tại khu vực đô thị có mức xử phạt gấp đôi so với khu vực nông thông.

Ngoài ra, lấn chiếm đất đai của người khác hoặc của Nhà nước sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm, phải trả lại diện tích đất lấn chiếm…

Khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết: Lấn chiếm đất bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Lấn chiếm đất có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ Điều 228, Bộ luật hình sự 2015 quy định tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

- Phạt tiền từ 50 triệu đồng - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với trường hợp sau:

  • Trường hợp lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức
  • Phạm tội 2 lần trở lên
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Ngoài ra, người phạm tội lấn chiếm đất của người khác có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 50 triệu đồng.

Như vậy, người phạm tội lấn chiếm đất đai trái phép có thể bị xử lý hình sự theo quy định trên.

Lấn chiếm đất đai có thể bị xử lý hình sự tùy mức độ nghiêm trọng

Lấn chiếm đất đai có thể bị xử lý hình sự tùy mức độ nghiêm trọng

Quy trình cưỡng chế lấn chiếm đất đai

Quy trình cưỡng chế lấn chiếm đất đất đai được quy định tại Khoản 4, Điều 71, Luật Đất đai như sau:

Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp 1: Người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế:

  • Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành.
  • Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

- Trường hợp 2: Người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 4: Ban thực hiện cưỡng chế có quyền:

  • Buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế không thực hiện Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế, người có liên quan và tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Lưu ý: Người người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật đồng thời thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Tình hình lấn chiếm đất đai hiện nay

Lấn chiếm đất đai vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, các vụ lấn chiếm đất đai trái phép vẫn diễn ra khá phức tạp tại các địa phương:

- Theo thông tin trên Báo Hà Nội Mới, tại khu vực tổ dân phố sô 10, phường Ngọc Thụy, quân Long Biên, Hà Nội xảy ra tình trạng một số hộ dân tự ý san lấp mặt bằng khu đất bãi bồi ven sông Hồng, sau đó quây tôn để trồng cây hoặc làm nơi để xe ô tô, thậm chí một số gia hộ gia đình còn xây dựng nhà tạm để ở. Các vi phạm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thoát lũ và vi phạm trật tự đô thị.

- Theo thông tin trên Báo điện tử Tiền Phong, hàng loạt hồ nước tại xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bị người dân đóng cọc bê tông xuống lòng hồ và đổ đất, lấn chiếm. Ven hồ Thanh Niên có gần 4.000m2 lòng hồ đã bị đổ đất để lấn chiếm. Bên cạnh hồ có một quả đồi đã bị vạt ngang, lấy đất để phục vụ việc san lấp. Ngoài ra, trên địa bàn thôn Đồng Chằm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, Công ty Thủy lợi Phúc Yên đã tiến hành lập biên bản về việc đổ đất, san lấp, lấn chiếm lòng hồ Trại Trâu của người dân vào ngày 12/12/2021.

- Trên Báo Công lý cũng phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Theo đó, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở. Mặc dù sự việc đã được xử lý, người vi phạm được yêu cầu tháo dỡ và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đầu của đất trước khi lấn chiếm đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể cá nhân liên quan đến sai phạm này. Tuy nhiên, sự việc lấn chiếm đất tại đây vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về tình trạng lấn chiếm đất đai trong các bài viết sau:

Xác định hành vi lấn chiếm đất đai để áp dụng hình thức xử phạt

Xác định hành vi lấn chiếm đất đai để áp dụng hình thức xử phạt

Giải đáp thắc mắc về lấn chiếm đất đai

Lấn chiếm đất hợp pháp không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.

Lấn chiếm đất theo Luật Đất đai là hành vi bị nghiêm cấp. Nên việc lấn chiếm đất không thể coi là hợp pháp.

Lấn chiếm đất đai xây nhà có bị xử phạt không?

Có. Lấn chiếm đất của người khác hay lấn chiếm đất công để xây nhà đều bị xử phạt hành chính theo quy định. Đồng thời người vi phạm còn phải trả lại phần diện tích đã lấn chiếm, khôi phục tình trạng ban đầu của đất (trong tình huống này là buộc tháo dỡ nhà ở)...

Lấn chiếm đất quy hoạch là gì?

Lấn chiếm đất quy hoạch là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới/ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích đất quy hoạch hoặc tự ý sử dụng đất quy hoạch khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Đảng viên vi phạm lấn chiếm đất đai bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 21, Quy định 102/2017 QĐ-TW xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về đất đai như sau:

- Kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

Áp dụng với trường hợp đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng:

  • Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định trong quản lý và sử dụng nhà ở; vi phạm các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng công trình và quản lý nhà ở.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục, quy định, quyết định của Nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Đảng viên vi phạm lấn chiếm đất đai cũng bị xử phạt theo quy định

Đảng viên vi phạm lấn chiếm đất đai cũng bị xử phạt theo quy định

- Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:

Áp dụng với trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Làm trái quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích và quyền sử dụng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Cản trở, chống lại hoặc kích động, xúi giục, ép buộc người khác chống lại quyết định đúng pháp luật của cấp có thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất, thực hiện các dự án quốc gia và về giải phóng mặt bằng.
  • Vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho tổ chức, cá nhân, phải bồi thường mà không bồi thường theo quy định.
  • Có trách nhiệm nhưng không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thuộc phạm vi theo dõi hoặc phụ trách.
  • Làm trái quy định trong việc quản lý nhà, trụ sở làm việc của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, doanh trại đơn vị quân đội, công an hoặc trong sở hữu, xây dựng, sử dụng, sửa chữa nhà ở của tổ chức được giao quản lý.

- Kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Áp dụng với trường hợp vi phạm theo 2 quy định trên gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hủy hoại đất.
  • Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở.
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản trái quy định của pháp luật.
  • Vì lợi ích cục bộ mà ban hành các văn bản hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật.

Như vậy, lấn chiếm đất là hành vi trái phép, sẽ bị xử phạt hành chính và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Trường hợp việc lấn chiếm đất gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù lên đến 7 năm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *