Các tỉnh thành giàu nhất miền Tây hiện nay?
Mục lục [Ẩn]
Miền Tây là tên gọi gắn gọn được nhiều người sử dụng khi nhắc đến vùng đồng bằng sông Cửu Long một vùng nằm ở cực Nam của đất nước. Hiện nay, khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ và Cà Mau.
Lúa chính là thế mạnh của người dân khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích chiếm 47% và sản lượng lúa đạt 56% về tổng sản lượng cả nước, xuất khẩu lúa gạo của toàn vùng chiếm 90% sản lượng. Ngoài lúa thì đánh bắt thủy hải sản cũng rất phát triển tại Miền Tây với 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước.
Tỉnh Long An
GRDP của Long An hiện nay đứng thứ 1 miền Tây
Long An là địa phương có cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành Phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc phát triển. Long An vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo, dưa hấu, dứa Bến Lức, đậu phộng… Gạo là sản phẩm chủ lực để phục vụ xuất khẩu của tỉnh.
Tỉnh Long An có dân số 1.695.150 người, tổng GRDP ước đạt 170.561 tỉ đồng (7,51 tỉ USD) giúp cho tỉnh Long Anh đứng vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng.
Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất của miền Tây Nam Bộ, là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long về các lĩnh vực như khoa học, y tế, giáo dục và là đầu mối giao thông quan trọng của vùng.
Với diện tích hơn 1.439 km², dân số hơn 1,282 triệu người, tổng GRDP đạt hơn đạt 117.500 tỷ đồng đã đưa Cần Thơ xếp hạng hai các tỉnh giàu nhất miền Tây Việt Nam.
Tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Với dân số 1.764.185 người cùng diện tích 2.510 km², GRDP ước đạt 100.192 tỷ đồng.
Trong những năm qua kinh tế Tiền Giang có những bước phát triển vượt bậc nhờ các khu công nghiệp lớn trong tỉnh tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Kiên Giang
Đứng top 4 là Kiên Giang với GRDP là 96.818 tỷ đồng
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Với dân số 1.810.500 người, cùng diện tích 6.299 km², tổng GRDP ước đạt 96.818 tỷ đồng đã đưa Kiên Giang vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các tỉnh giàu nhất miền Tây.
Theo số liệu thống kê thì Kiên Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, trong đó sản lượng lúa gạo đạt 4.287.175 tấn. Ngoài lúa gạo thì khai thác thủy hải sản cũng là thế mạnh và tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây.
Vĩnh Long
Đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng là tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Với dân số 1.022.790 người, diện tích khu vực là 1.525 km², GRDP đạt 58.355 tỷ đồng.
Qua bài viết trên, TheBank đã cung cấp đến bạn 5 tỉnh hiện nay giàu nhất tại miền Tây Việt Nam. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết có ích cho bạn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất