avatart

khach

icon

Đất trồng cây hàng năm là gì? Có chuyển sang đất thổ cư được không?

Đầu tư

- 08/02/2022

0

Đầu tư

08/02/2022

0

Đất đai được phân loại dựa trên mục đích sử dụng đất. Vậy đất trồng cây hàng năm là gì? Có thể chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư được không?

Mục lục [Ẩn]

Đất trồng cây hàng năm là gì?

Trong Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm được định nghĩa như sau:

Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác”.

Đất trồng cây hàng năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Ký hiệu đất trồng cây hàng năm trong bản đồ địa chính là CHN.

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là gì?

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là gì?

Phân loại đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng lúa

Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ 1 vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác nhưng chủ yếu là trồng lúa và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định. Đất trồng lúa được ký hiệu là LUA.

Đất trồng lúa bao gồm các loại đất sau:

  • Đất chuyên trồng lúa nước (ký hiệu: LUC): Là ruộng trồng lúa nước, hàng năm cấy trồng từ 2 vụ lúa trở lên.
  • Đất trồng lúa nước còn lại (ký hiệu: LUK): Là ruộng trồng lúa nước, hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa.
  • Đất trồng lúa nương (ký hiệu: LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ 1 vụ trở lên.

Đất trồng cây hàng năm khác 

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa. Ví dụ đất trồng các loại rau, màu, đất trồng cây dược liệu, dâu tằm, đay, cói, mía, gai, sả, đất trồng cỏ, hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Ký hiệu của đất trồng cây hàng năm khác là HNK.

Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm:

  • Đất bằng trồng cây hàng năm khác (ký hiệu: BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (ký hiệu: NHK): Là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.

Các loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Các loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư được không?

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.

Đất trồng cây hàng năm là đất nông nghiệp, đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Vì vậy, việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Theo Điều 59, Luật Đất đai:

  • Ủy ban nhân nhân (UBND) cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
  • UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.

- Ngoài ra căn cứ để UBND tỉnh/huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Điều 52, Luật Đất đai là:

  • Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, có thể chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư nhưng việc chuyển đổi phải được sự cho phép của UBND cấp tỉnh/huyện (tùy từng đối tượng) cho phép. Người sử dụng đất phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. UBND tỉnh/huyện sẽ phê duyệt theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Có thể chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang đất ở

Có thể chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang đất ở

Hướng dẫn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư

Quy trình thực hiện

Căn cứ Điều 69, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT thì quy trình chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm các giấy tờ sau:

Bước 2: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại:

  • Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, hoặc
  • Nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ >> Ghi vào sổ tiếp nhận đồng thời gửi lại phiếu tiếp nhận cho người làm đơn.
  • Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ >> Hướng dẫn người làm đơn nộp bổ sung trong 3 ngày làm việc.

Bước 4: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu của người làm đơn. Trong giai đoạn này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế.

Bước 5: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường trả kết quả cho cá nhân, hộ gia đình.

Số tiền sử dụng đất phải nộp

Căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC quy định như sau:

“b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Khi làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư thì cơ quan thuế sẽ dựa vào thông tin ghi trên Giấy chứng nhận để tính toán số tiền sử dụng đất mà bạn phải nộp. Bạn nên nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ tài chính này bởi phòng Tài Nguyên và Môi trường chỉ giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất sau khi bạn nộp đủ số tiền theo thông báo.

Lệ phí chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang đất ở

Lệ phí chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang đất ở

Thời gian thực hiện

Căn cứ Điều 61, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định như sau:

“1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

a) Giao đất, cho thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai”.

Như vậy, chỉ trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ giải quyết thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì khoảng thời gian giải quyết không quá 25 ngày. 

Lưu ý: Khoảng thời gian trên không tính:

  • Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.
  • Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Có được xây nhà trên đất trồng cây hàng năm không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 6, Luật Đất đai thì đất đai phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Hiện nay, chỉ có đất ở (đất thổ cư) mới được phép xây dựng nhà ở và các công trình khác để phục vụ cuộc sống của con người. Mà đất trồng cây hàng năm được sử dụng vào mục đích trồng cây. Vì vậy, người sử dụng đất không được tự ý xây dựng nhà ở trên đất trồng cây hàng năm. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ nhà và các công trình đã xây dựng…

Để xây dựng nhà ở hợp pháp trên đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và chỉ được xây dựng khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Không được tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Không được tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm có bị thu hồi không?

Căn cứ Điểm h, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai quy định như sau:

“1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

h) Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”.

Như vậy, đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục sẽ bị thu hồi theo quy định.

Ngoài ra, đất trồng cây hàng năm có thể bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trường hợp này, người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo quy định (nếu đủ điều kiện).

Như vậy, đất trồng cây hàng năm là loại đất được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dưới 1 năm. Người sử dụng đất có thể chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư nếu được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *