Làm giàu từ mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp
Mục lục [Ẩn]
Nuôi chim bồ câu, đặc biệt là chim bồ câu Pháp là một trong những mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Khác với những loại động vật khác, nuôi chim bồ câu không tốn quá nhiều diện tích cũng như chi phí. Nhưng lợi nhuận thu về lại rất cao khiến nhiều người lựa chọn mô hình chăn nuôi này để bắt đầu làm giàu.
Các mô hình nuôi chim bồ câu
Hiện nay, khi nuôi chim bồ câu người chăn nuôi có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau:
Nuôi bồ câu thả vườn
Nuôi chim bồ câu thả vườn thường chỉ áp dụng cho quy mô nông hộ. Mỗi gia đình chỉ nuôi vài chục con để phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc làm chim cảnh.
Mô hình nuôi chim bồ câu
Ưu điểm: Khi nuôi chim bồ câu thả vườn, người chăn nuôi không phải tốn quá nhiều chi phí thức ăn cũng như làm lồng nuôi. Bởi với đặc tính bay xa, khả quan sát tốt nên những chú chim bồ câu thả vườn thường tự tìm kiếm thức ăn tại các cánh đồng lúa, ngô.
Nhược điểm: Mô hình chăn nuôi bồ câu thả vườn thường khó phát triển lên quy mô lớn hàng nghìn con, việc quản lý cũng như phòng bệnh cho chim gặp nhiều khó khăn.
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng là hướng đi mới, hiện được nhiều người chăn nuôi áp dụng cho những khu vực có diện tích nhỏ. Mô hình chăn nuôi này có thể dễ dàng nhân rộng quy mô đàn để cung cấp thịt hoặc con giống ra thị trường.
Ưu điểm: Nuôi chim nhốt chuồng thường đem lại hiệu quả kinh tế cao, đàn chim phát triển đồng đều, người chăn nuôi có thể kiểm soát được số lượng đàn chim. Bên cạnh đó, công tác phòng bệnh cho chim tốt giúp hạn chế bệnh tật cho chim. Đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Nhược điểm: Nuôi chim nhốt lồng thường có chất lượng thịt không ngon như chim thả vườn, bởi chúng không được hoạt động nhiều ngoài tự nhiên.
Các chi phí khi nuôi chim bồ câu
Dưới đây là một số khoản chi phí mà người chăn nuôi sẽ phải bỏ ra khi kinh doanh làm giàu từ nuôi chim bồ câu.
Chi phí con giống
Cũng như nhiều mô hình chăn nuôi gà, vịt, khi nuôi chim bồ câu người chăn nuôi sẽ phải bỏ tiền ra mua con giống ban đầu. Hiện nay giá chim bồ câu giống trên thị trường có thể dao động từ 300 - 350 đồng/cặp tùy từng loại. Với quy mô chăn nuôi khoảng 100 cặp chim bồ câu giống Pháp, mức giá con giống sẽ là: 350.000 x 100 = 35.000.000 đồng.
Chi phí làm chuồng nuôi chim bồ câu
Với những gia đình mới bắt đầu chăn nuôi chim bồ câu, chi phí làm chuồng sẽ bao gồm những khoản sau:
- Chi phí thiết kế xây dựng chuồng trại vào dao động khoảng 6 triệu đồng cho quy mô diện tích quy hoạch 20 mét vuông/100 cặp bồ câu.
- Lồng nuôi kèm máng ăn cho chim có giá là 130.000 đồng. Máng ăn có thể làm bằng tre hoặc tôn, kích thước máng ăn lý tưởng cho một đôi chim bố mẹ: Dài 15cm, rộng 5cm, sâu 5 x 10cm.
- Chi phí lót ổ cho chim bồ câu giống đẻ trứng 20.000 đồng
Như vậy tổng chi phí ước tính xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu: 6.000.000 + (130.000 x 100) + (20.000 x 100) = 21.000.000 đồng (Hai mươi mốt triệu đồng).
Chi phí nhân công
Nuôi chim bồ câu để kinh doanh làm giàu thường cần số lượng nhân công lớn để cho chim ăn và vệ sinh chuồng trại. Nếu gia đình bạn nuôi quy mô nhỏ có thể lấy công làm lãi nhằm tiết kiệm chi phí.
Chi phí trong quá trình nuôi chim bồ câu làm giàu
Còn với những trang trại nuôi chim có quy mô lớn thì phần chi phí này có thể dao động từ 20 - 25 triệu đồng cho khoảng 5 nhân công mỗi tháng.
Chi phí điện nước
Với những hộ gia đình chăn nuôi ở miền Bắc thường có không khí lạnh vào mùa đông nên cần lắp thêm bóng đèn 40W để tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm, cường độ ánh sáng khoảng 4 – 5W/m2, thời gian chiếu sáng từ 3 – 4 tiếng/ngày.
Ngoài ra sẽ cần thêm nước sạch cho chim uống hằng ngày.
Như vậy chi phí điện nước này sẽ rơi vào khoảng 500.000 đồng/tháng/100 cặp chim bồ câu.
Chim bồ câu có thể xuất chuồng sau 6 tháng từ khi nuôi. Như vậy chi phí điện nước sẽ dao động trong khoảng 3 triệu đồng.
Chi phí thuốc men
Khi nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp, việc tiêm phòng cho chim là điều vô cùng cần thiết để tránh dịch bệnh bùng phát, làm ảnh hưởng đến đàn cũng như chi phí chăn nuôi.
Ước tính chi phí vacxin cho 100 cặp bồ câu khoảng chừng 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng nên tính dư một khoản đề phòng dịch bệnh phát tán .
Chi phí thức ăn cho chim bồ câu
Khi nuôi chim bồ câu Pháp, người chăn nuôi sẽ phải chuẩn bị lượng thức ăn cho chim từ khi bé cho đến khi xuất chuồng trong vòng 6 tháng. Thông thường một cặp chim bồ câu Pháp có thể tiêu tốn 22 kg thức ăn.
Hiện nay, giá thức ăn công nghiệp của chim bồ câu khoảng 270.000 đồng/bao 25 kg, tính ra là 11 nghìn đồng/kg .
Như vậy tổng chi phí thức ăn cho chim ước tính khi nuôi 100 cặp chim là: 11.000 x 22 x 100 = 24.200.000 đồng (Hai mươi tư triệu hai trăm nghìn đồng).
Nếu gia đình bạn có sẵn nguồn thức ăn như lúa, ngô… thì có thể tận dụng để giảm giá thành thức ăn.
Như vậy khi cộng tất cả các chi phí khi chăn nuôi 100 cặp chim bồ câu Pháp thương phẩm sẽ là 86.200.000 (Tám mươi sáu triệu hai trăm nghìn đồng).
Lợi nhuận từ việc nuôi chim bồ câu
Hiện nay chim bồ câu trên thị trường được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi thịt chim bồ câu có tính bình, vị mặn, thành phần dinh dưỡng khá phong phú với hương vị thơm ngon, được xếp vào loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người cao tuổi và trẻ em hoặc những người mới ốm dậy.
Không chỉ bồ câu thương phẩm mà chim bồ câu giống cũng được nhiều người mua để chăn nuôi.
- Với chim bồ câu thương phẩm hiện có giá bán ra là 140.000 - 150.000 đồng/cặp.
- Chim bồ câu giống có giá từ 300 - 350 đồng/cặp (2 tháng tuổi). Đặc biệt với những cặp chim bồ câu Pháp trưởng thành nếu chăm sóc tốt.
Như vậy, ước tính lợi nhuận mỗi tháng với trang trại 100 cặp chim bố mẹ có thể mang về lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng vừa bán chim giống vừa bán chim thành phẩm.
Nuôi chim bồ câu làm giàu được xem là mô hình làm giàu vô cùng nhanh chóng giúp nhiều hộ nông gia đình đã thoát nghèo nhanh chóng.
Một số mô hình làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp
Quân nhân trẻ Trần Công Chiến tại Bình Phước đã đã làm chủ một trại chim bồ câu Pháp lên đến gần 20.000 con, trong đó có 10.000 cặp chim bố mẹ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp
Khi nuôi chim bồ câu, người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả cao khi chăn nuôi.
Môi trường sống: Nên tạo cho chim môi trường sống tự nhiên, thoáng đãng có đủ ánh sáng tự nhiên có mái cao ráo, yên tĩnh, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải.
Làm chuồng trại:
- Với chuồng chim bồ câu kiểu công nghiệp, kiểu chuồng phổ biến nhất là loại nhiều tầng làm bằng khung thép.
- Còn khi thiết kế chuồng nuôi chim thịt thương phẩm, nuôi chim vỗ béo từ 21 – 30 ngày tuổi, người chăn nuôi nên thiết kế các ô chuồng tương tự như chuồng cá thể nhưng nuôi được với mật độ dày từ 45 – 50 con/m2, hạn chế chúng đi lại vận động.
- Mỗi một ô chuồng sẽ có một cửa ra vào nhỏ, kích thước 20 x 20cm để thuận tiện cho việc bắt chim phòng trị bệnh hoặc xuất bán.
Bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản. Khoảng 18 ngày cho ra đời một đôi chim non bán thịt, hoặc nuôi thêm 60 – 70 ngày nữa thì bán chim giống. Một năm có thể nuôi nhiều lứa liên tục chứ không theo mùa như một số gia cầm khác.
Trên đây là cách làm giàu từ chăn nuôi chim bồ câu Pháp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn phần nào dự tính được kinh phí để có thể bắt tay vào làm giàu từ công việc chăn nuôi này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất