avatart

khach

icon

7 chính sách mới về bảo hiểm, tiền lương người lao động cần nắm

Tin tức

- 16/02/2022

0

Tin tức

16/02/2022

0

Từ tháng 2/2022, một số chính sách mới về bảo hiểm, tiền lương chính thức có hiệu lực. Người lao động cần nắm rõ vì các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ.

Mục lục [Ẩn]

Bắt đầu từ tháng 2/2022 sẽ có hàng loạt chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm chính thức có hiệu lực. Các chính sách như điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH, tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ, điều chỉnh quy định về chuyển tuyến KCB đối với bệnh nhân lao... 

Điều chỉnh tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Từ ngày 20/2/2022, Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH sẽ chính thức có hiệu lực. Theo thông tư này, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng như sau:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Mức điều chỉnh 5,10 4,33 4,09 3,96 3,68 3,53 3,58 3,59
Năm  2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 
Mức điều chỉnh 3,46 3,35 3,11 2,87 2,67 2,47 2,01 
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 
Mức điều chỉnh 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19 
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 
Mức điều chỉnh 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00 

 

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định trên.

Điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Điều chỉnh tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Quy định mới về chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng trong KCB

Theo Thông tư 35/2021/TT-BYT sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2020/TT-BYT, từ ngày 15/2/2022, để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ BHYT sẽ thanh toán dịch vụ cận lâm sàng không thuộc danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được phê duyệt cho cơ sở khám chữa bệnh (KCB) nhưng thực tế cần thiết cho các hoạt động chuyên môn đối với một số bệnh truyền nhiễm, gồm: Lao, viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, SARS-CoV-2, sốt xuất huyết.

Quy định này được áp dụng với các trường hợp KCB ngoại trú và nội trú từ tuyến huyện trở lên, đồng thời phải thuộc các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm được ghi nhận tại Phụ lục của Thông tư này.

Người đứng đầu cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm lập danh sách các dịch vụ cận lâm sàng cần chuyển và gửi đến cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT để biết và ký bổ sung phụ lục hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trước khi thực hiện.

Thông tư 35/2021/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/2/2022.

Điều chỉnh quy định về chuyển tuyến KCB đối với bệnh nhân lao

Từ ngày 15/2/2022, Thông tư 36/2021/TT-BYT sẽ chính thức thay thế Thông tư số 04/2016/TT-BYT quy định về KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến bệnh lao.

Theo đó, từ ngày 15/2, người mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký KCB ban đầu tại tuyến huyện được chuyển lên tất cả các cơ sở KCB tuyến trung ương, bao gồm:

  • Cơ sở KCB: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa; bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện C Đà Nẵng và bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế; bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở KCB khác thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Các bệnh viện, viện chuyên khoa có giường bệnh thuộc Bộ Y tế.

Trước đây theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT, người mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký KCB ban đầu tại tuyến huyện còn được coi là đúng tuyến nếu chuyển lên một số cơ sở KCB thuộc tuyến tỉnh: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, bệnh viện Phổi, bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi cấp tỉnh được giao nhiệm vụ điều trị lao kháng thuốc.

Điều chuyển về chuyển tuyến KCB đối với bệnh lao

Điều chỉnh về chuyển tuyến KCB đối với bệnh nhân lao

Tăng mức hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

Theo quy định của Quyết định 40/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/2/2022, tăng mức hỗ trợ cho người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Mức tăng cụ thể như sau:

  • Đối với người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài: Mức hỗ trợ từ 10 - 30 triệu đồng/trường hợp. (Hiện nay, theo Quyết định 144/2007/QĐ-TTg, mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/trường hợp).
  • Đối với thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/trường hợp. (Hiện nay, mức hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài là 10.000.000 đồng/trường hợp).

Tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ

Theo quy định của Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/2/2022, thời gian làm việc, làm thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng tăng 12 giờ/tuần và 8 giờ/tháng.

  • Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 72 giờ/tuần. (trước là 60 giờ/tuần).
  • Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng. (trước là 32 giờ/tháng)
  • Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ/năm.

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động

Theo quy định tại Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 1/2/2022) hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Mọi ngành, nghề tại thị trường Nhật Bản là 0 đồng;
  • Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc: 0 đồng.

Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản

Theo quy định tại Thông tư số 112/2021/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 1/2/20220 của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản, phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản là 5,7 triệu đồng/lần.

Quy định về phí thẩm định kinh doanh lĩnh vực thủy sản

Quy định về phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản

Như vậy bắt đầu từ tháng 2/2022 sẽ có một số thay đổi về chính sách tiền lương, bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Để đảm bảo quyền lợi, người lao động cần cập nhật nhanh chóng và chi tiết các chính sách này, qua đó nắm rõ và thực hiện đúng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *