avatart

khach

icon

Cách tính lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng nhanh và chính xác nhất

Kiến thức thẻ tín dụng

- 25/04/2023

0

Kiến thức thẻ tín dụng

25/04/2023

0

Sử dụng thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Ngoài tính năng thanh toán các chi tiêu, thẻ tín dụng còn được sử dụng để rút tiền mặt trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên để sử dụng tính năng rút tiền hiệu quả và thông minh, người dùng cần nắm rõ về cách tính lãi rút tiền mặt thẻ tín dụng.

Mục lục [Ẩn]

Các khoản phí phải trả khi rút tiền mặt thẻ tín dụng

Rút tiền qua thẻ tín dụng là hình thức người dùng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM của ngân hàng. Số tiền bạn rút từ thẻ bị tính là dư nợ tín dụng chứ không được coi là giao dịch rút tiền như đối với tài khoản thanh toán.

Giải pháp rút tiền này có thể khá tiện lợi, nhất là khi bạn đang cần tiền mặt gấp. Tuy nhiên cách rút tiền này thường không được các ngân hàng khuyến khích và người dùng sẽ bị tính phí và lãi suất rút tiền rất cao khi thực hiện giao dịch.

Khi rút tiền bằng thẻ tín dụng bạn sẽ phải trả các chi phí sau:

  • Phí rút tiền từ thẻ tín dụng: Khoảng 4%/giao dịch, tối thiểu 50.000 - 100.000 tùy từng ngân hàng;
  • Lãi suất (được tính ngay khi bạn rút tiền thành công). Với các giao dịch mua sắm thông thường (qua POS, mua sắm online), bạn sẽ được hưởng thời hạn miễn lãi từ 45 - 55 ngày, tùy vào loại thẻ và ngân hàng cấp thẻ cho bạn. Nhưng đối với rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, lãi suất (từ 20% đến 40%) sẽ được áp dụng ngay tại thời điểm bạn rút thành công cho đến khi bạn thanh toán lại đầy đủ số tiền đó (bao gồm phí và lãi suất phát sinh ) cho ngân hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau cho từng loại thẻ tín dụng được phát hành, dưới đây là lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay: 

Lãi suất thẻ tín dụng

Mức lãi suất/năm

Ngân hàng BIDV

Lãi suất thẻ Tín dụng của Vietinbank là 15,5% - 17%/năm 

Ngân hàng Vietinbank

Lãi suất thẻ Tín dụng của VietinBank là 18,5%/năm

Ngân hàng Agribank

Lãi suất thẻ Tín dụng của Ngân hàng Agribank là 18,5%/năm,

Ngân hàng Vietcombank

Lãi suất thẻ Tín dụng của Ngân hàng Vietcombank là từ 17- 18%/năm

Ngân hàng  VIB

Lãi suất thẻ Tín dụng của Ngân hàng VIB là 27,96 - 33,96/%/năm

Riêng với thẻ  VIB Zero Interest Rate: lãi suất 0%

Thẻ VIB Financial Free: 0% cho 03 kỳ sao kê đầu tiên từ ngày phát hành thẻ lần đầu; 36%/năm cho các tháng tiếp theo

Ngân hàng ACB

Lãi suất thẻ Tín dụng của Ngân hàng ACB là từ 15 - 27%/năm

Ngân hàng Sacombank

Lãi suất thẻ Tín dụng của Ngân hàng  Sacombank là từ  12- 31,2%/năm

  • Phí chuyển đổi ngoại tệ: Trong trường hợp bạn thực hiện giao dịch rút tiền ở cây ATM nước ngoài, ngoài lãi suất và phí rút tiền, bạn sẽ phải mất thêm phí chuyển đổi ngoại tệ khoảng 2,5%.

Cách tính lãi rút tiền mặt thẻ tín dụng

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Cách tính lãi rút tiền mặt thẻ tín dụng

Khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải trả một khoản phí rút tiền mặt và lãi suất tính từ ngày rút tiền cho đến ngày bạn trả lại số tiền này cho ngân hàng.

Cách tính lãi thẻ tín dụng khi rút tiền mặt khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhân số tiền rút với lãi suất của thẻ tín dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm và thời gian bạn vay số tiền này.

Số tiền lãi = Số tiền rút x lãi suất (%/năm) x Số ngày vay  

Trong đó:

Số tiền rút: Là số tiền mà bạn rút từ thẻ tín dụng.

Lãi suất (%/năm): là lãi suất được ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng áp dụng cho khoản vay hoặc rút tiền mặt. Lãi suất này được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đặt ra và thường được tính hàng năm.

Số ngày vay: Số ngày này được tính từ ngày bạn rút tiền hoặc sử dụng số tiền vay đến ngày bạn trả nợ.

Ví dụ:

Bạn có 1 chiếc thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng là 20.000.000 VND, chu kỳ thanh toán là từ ngày 1/4 đến ngày 15/5 với lãi suất là 20%/năm, phí rút tiền mặt là 4%. 

Ngày 1/4 bạn rút  6.000.000 VND tiền mặt tại máy ATM và tới ngày 20/5 bạn mới tiến hành thanh toán (trường hợp không phát sinh thêm bất kỳ giao dịch nào khác). Như vậy ngoài tiền gốc là 6.000.000 VND, bạn sẽ phải trả thêm các khoản phí sau:

  • Lãi suất rút tiền mặt từ ngày 1/4 đến ngày 20/5 là: 6 triệu x 20% /365 x 50 ngày = 164.383 VND.
  • Phí rút tiền mặt: 6.000.000 VND x 4% = 240.000 VND

Tổng chi phí phải trả khi rút tiền mặt tại ATM tính đến 20/5 là: 6.000.000 + 164.383 + 240.000 = 6.404.383 VND.

Như vậy có thể thấy rút tiền mặt qua thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải trả mức phí và lãi suất khá cao. Con số này sẽ ngày càng tăng lên chóng mặt nếu bạn chậm thanh toán số dư nợ cho ngân hàng. Do vậy, trong quá trình sử dụng thẻ, bạn nên cân nhắc khi rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Cách tốt nhất là nên sử dụng thẻ tín dụng đúng với tính năng thanh toán thay tiền mặt để hưởng các ưu đãi hấp dẫn từ ngân hàng phát hành cũng như thương hiệu liên kết.

CÁCH TÍNH LÃI SUẤT RÚT TIỀN MẶT THẺ TÍN DỤNG

Có nhiều cách tuyệt vời để sử dụng thẻ tín dụng, nhưng rút tiền mặt KHÔNG phải là một trong số đó.

Làm thế nào để tránh chi phí lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng?

  • Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm hàng hóa và dịch vụ thay vì rút tiền mặt: Bạn nên tránh sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt bởi vì lãi suất rút tiền mặt thường cao hơn lãi suất cho các giao dịch mua sắm.
  • Tìm hiểu quy định của ngân hàng về lãi suất rút tiền mặt: Trước khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, hãy tìm hiểu về lãi suất rút tiền mặt của thẻ tín dụng bạn đang sử dụng. Nếu lãi suất rút tiền mặt quá cao, hãy tránh sử dụng thẻ tín dụng của bạn để rút tiền mặt. 
  • Sử dụng thẻ tín dụng miễn phí rút tiền mặt hoặc các thẻ có lãi suất ưu đãi: Nếu bạn không thể tránh khỏi việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, hãy tìm hiểu về các thẻ tín dụng miễn phí rút tiền mặt hoặc sử dụng thẻ tín dụng có lãi suất ưu đãi cho các giao dịch rút tiền mặt.
  • Tránh rút tiền mặt ở nơi không thuộc hệ thống ngân hàng của thẻ tín dụng: Một số ngân hàng sẽ tính phí cao hơn nếu bạn rút tiền mặt tại các cây ATM không thuộc hệ thống. Vì vậy, hãy tìm kiếm các cây ATM cùng hệ thống để tránh chi phí cao.
  • Thanh toán nhanh chóng: Đảm bảo thanh toán nhanh chóng khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Nếu bạn không trả tiền mượn nhanh chóng, lãi suất phát sinh sẽ tăng nhanh chóng, dẫn đến tăng chi phí lãi suất.
  • Sử dụng quỹ dự phòng: Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên có một khoản quỹ dự phòng tương đương với 3 tháng phí sinh hoạt để phòng bị trong những trường hợp cấp bách như ốm đau, mất việc... Gợi ý là bạn có thể bắt đầu ngay việc thiết lập quỹ dự phòng bằng cách thiết lập tính năng tự động trích một khoản tiền từ thu nhập hằng tháng vào tài khoản tiết kiệm.

Việc nắm được cách tính lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng giúp bạn dễ dàng tính toán được số tiền mình phải trả ngân hàng khi thực hiện giao dịch. Do cả phí rút tiền mặt và lãi suất áp dụng cho khoản rút tiền từ thẻ tín dụng khá cao, nên đôi khi chỉ là một khoản rút nhỏ nhưng dư nợ tín dụng của bạn sẽ tăng nhanh chóng nếu bạn không sớm thanh toán nợ cho ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *