avatart

khach

icon

Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba không?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 26/01/2024

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

26/01/2024

0

Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba gây ra tổn thất cho mình không còn phụ thuộc vào quy định của từng loại hợp đồng bảo hiểm.

Mục lục [Ẩn]

Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, bên mua bảo hiểm chịu trách nhiệm đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng, khi rủi ro xảy ra, người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba chịu trách nhiệm bồi thường cho mình không? Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người thứ 3 có thể hoặc không phải bồi thường cho người được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm con người

Hợp đồng bảo hiểm con người bao gồm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng của hợp đồng đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Về câu hỏi “Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba không?” thì căn cứ Điều 38, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

“Điều 38. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định trên, người được bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường cho mình theo quy định của pháp luật. Còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng theo như cam kết trong hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm con người.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Với hợp đồng bảo hiểm tài sản thì đối tượng của hợp đồng là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Căn cứ Điều 54, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

“Điều 54. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất”.

Như vậy, người được bảo hiểm không có quyền đòi người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho mình. Thay vào đó, người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.#

nguoi-duoc-bao-hiem-co-quyen-doi-nguoi-thu-ba-khong

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn của người được bảo hiểm

Ngoài ra, căn cứ Điều 577, Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

“Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm”.

Như vậy, khi người người thứ 3 có lỗi và gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm
  • Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả.

Lưu ý:

- Quy định trên chỉ áp dụng với hợp đồng bảo hiểm tài sản, không áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm con người.

- Quy định bồi thường trên được áp dụng theo nguyên tắc thế quyền (nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường). Với nguyên tắc thế quyền, sau khi thực hiện trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo như cam kết trong hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khiếu nại người gây ra tổn thất cho người được bảo hiểm để họ hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho người được bảo hiểm.

- Để yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả thì người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết liên quan đến tổn thất đó.

- Nếu người được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, tuy nhiên số tiền nhận được ít hơn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả.

- Nếu người được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường do người thứ ba trả nhưng ít hơn so với thiệt hại thực tế thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có quyền đòi người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

nguoi-duoc-bao-hiem-co-quyen-doi-nguoi-thu-ba-khong-2

Quy định bồi thường sẽ được áp dụng theo nguyên tắc thế quyền

Điều kiện thực hiện và ý nghĩa của nguyên tắc thế quyền

Nguyên tắc thế quyền chỉ áp dụng với hợp đồng bảo hiểm tài sản. Với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe sẽ không áp dụng nguyên tắc này khi chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Để thực hiện nguyên tắc thế quyền các bên cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện

Điều kiện để thực hiện nguyên tắc thế quyền là:

- Người gây ra tổn thất và có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm thuộc về bên thứ ba.

- Các tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu phải thuộc phạm vi bảo hiểm được quy định trong hợp đồng.

- Doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm phải cung cấp các bằng chứng, chứng từ, biên bản liên quan đến tổn thất đó để làm cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nguyên tắc thế quyền.

Ý nghĩa của nguyên tắc thế quyền

Việc áp dụng nguyên tắc thế quyền trong việc chi trả quyền lợi bảo hiểm với hợp đồng bảo hiểm tài sản có ý nghĩa như sau:

- Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá mức độ tổn thất mà họ phải gánh chịu. Theo đó, người được bảo hiểm sẽ không được nhận tiền bồi thường 2 lần từ doanh nghiệp bảo hiểm và bên thứ 3 với cùng một rủi ro.

- Việc áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp phần tài chính đã bỏ ra để chi trả cho người được bảo hiểm khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm. Số tiền mà bên thứ 3 phải bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không vượt quá số tiền mà doanh nghiệp bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng.

- Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho những tổn thất đó thì không công bằng và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Vì người thứ ba sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến tổn thất mà mình gây ra. Vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp đảm bảo sự công bằng trong cuộc sống. 

Lưu ý:

- Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là người đại diện làm việc với các bên liên quan như người được bảo hiểm và bên thứ 3 gây ra tổn thất.

- Nếu người được bảo hiểm:

  • Từ chối chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm
  • Không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường

>> Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm không được quyền yêu cầu người thân của người được bảo hiểm (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp họ cố ý gây ra tổn thất.

Như vậy, trong hợp đồng bảo hiểm con người thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng, người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba chịu trách nhiệm bồi thường nếu họ trực tiếp gây ra rủi ro đó. Còn với bảo hiểm tài sản thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra, còn người được bảo hiểm sẽ phải chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *