avatart

khach

icon

Lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào?

Kiến thức thẻ tín dụng

- 28/03/2022

0

Kiến thức thẻ tín dụng

28/03/2022

0

Những trường hợp nào sử dụng thẻ tín dụng sẽ tính lãi suất? Lãi suất thẻ tín dụng hiện nay được tính như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Thẻ tín dụng là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau. Theo đó, bạn sẽ “mượn” tạm ngân hàng một khoản tiền để chi tiêu. Nếu thanh toán đúng hạn ngân hàng quy định bạn sẽ không mất lãi suất. Tuy nhiên, nếu thanh toán chậm trễ hoặc rút tiền mặt từ thẻ bạn sẽ bị tính lãi suất và mức lãi sẽ rất cao. Vậy hiện nay lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào?

Lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào?

Thẻ tín dụng ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, ngoài những tiện ích trong giao dịch mà nó đem lại, khi sử dụng chủ thẻ còn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền, giảm giá, tích điểm... từ ngân hàng, đối tác.

Quan trọng hơn, việc vay tiêu dùng trước, trả tiền sau từ thẻ tín dụng có lãi suất khá hấp dẫn. Theo đó, tùy thuộc vào từng giao dịch mà mức lãi suất được ngân hàng quy định khác nhau:

Lãi suất thanh toán thay thế tiền mặt: Thông thường nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu thay thế tiền mặt, ngân hàng sẽ cho phép bạn được miễn lãi suất từ 45 ngày thậm chí có ngân hàng sẽ miễn lãi lên đến 60 ngày tùy từng quy định của ngân hàng mở thẻ. Trong thời gian miễn lãi này, nếu bạn thanh toán đúng số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng của ngân hàng thì sẽ không bị tính lãi suất. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian miễn lãi mà bạn không thanh toán đủ số tiền dư nợ thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất cho bạn. Mức lãi suất sẽ theo quy định của từng ngân hàng, bạn sẽ được nhân viên thông báo về mức lãi này khi mở thẻ tín dụng.

Lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng rút tiền mặt: Thẻ tín dụng chức năng chính là quẹt thẻ chi tiêu thay thế tiền mặt, các ngân hàng không khuyến khích người dùng rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ tín dụng rút tiền mặt, ngân hàng sẽ tính lãi suất và phí ngay tại thời điểm rút tiền. Mức phí và lãi suất này khá cao. Do vậy bạn hãy cân nhắc khi rút tiền bằng thẻ tín dụng.

Lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào

Lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào?

Công thức tính lãi suất thẻ tín dụng

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà mức lãi suất thẻ tín dụng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:

Tính lãi suất dư nợ thẻ tín dung: Lãi suất * số tiền chưa được thanh toán

Lãi suất quá hạn thẻ dụng: Theo đó, lãi sẽ được tính dựa trên nợ gốc chưa trả tương ứng với thời gian quá hạn và mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng. Theo đó, công thức tính sẽ là: Nợ gốc chưa trả * Lãi suất quá hạn* Thời gian quá hạn

Trong đó:

  • Nợ gốc chưa trả = Nợ gốc ban đầu- Khoản nợ gốc đã thanh toán;
  • Lãi suất quá hạn = Lãi suất theo thỏa thuận* 150%
  • Thời gian quá hạn được tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế.

Lãi suất khi rút tiền mặt: Như đã nói ở trên, lãi suất rút tiền mặt sẽ tính ngay từ lúc khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền. Công thức tính sẽ là: Lãi suất rút tiền * số tiền bạn rút.

Cách tính tiền lãi thẻ tín dụng

Nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng đầy đủ cho ngân hàng thì sẽ không có gì để bàn, dĩ nhiên bạn sẽ được miễn lãi suất. Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán chậm trễ thì lãi suất sẽ bị nhân lên rất cao dù chỉ là thiếu một đồng.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng 

Ví dụ: Bạn có thẻ tín dụng VIB Financial Free với hạn mức 50 triệu đồng. Kỳ báo cáo từ ngày 1/3 – 30/3 hàng tháng, ngày đến hạn thanh toán là 15/4, lãi suất 21,46%/năm với các giao dịch thanh toán, còn lãi suất rút tiền là 2,83% - 3,33%/tháng. Như vậy trong tháng 3 bạn có sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu các khoản sau.

Ngày 5/3 bạn mua một đơn hàng có giá 5 triệu, số dư nợ cuối ngày là 5 triệu đồng

Ngày 10/3 bạn tiếp tục thanh toán 5 triệu, số dư nợ cuối ngày là 5 + 5 = 10 triệu

Ngày 20/3 bạn rút tiền mặt 8 triệu. Như vậy số dư nợ cuối ngày là 18.000.000 VNĐ.

Đến 1/4 bạn thanh toán trước 10 triệu, số dư nợ (SDN) cuối của bạn còn 8 triệu. Tới ngày 15/4 nếu bạn không trả đủ thì lãi suất sẽ bị tính như sau:

SDN1 bị tính từ 5/3 – 9/3, lãi = 5 x 21,46/365 x 4 = 11.758 đồng

SDN2 bị tính từ 10/3 – 19/3, lãi = 5 x 21,46/365 x 9 = 26.457 đồng

SDN3 bị tính từ 20/3 – 30/3, lãi = 8 x 2,83 = 226,400 đồng và tiền phí rút tiền 4% cho giao dịch rút tiền áp dụng ngay lập tức, như vậy với 8 triệu bạn sẽ mất phí là 320.000 VNĐ phí rút tiền và 226.400 đồng tiền lãi. Như vậy tổng chi phí cho khoản vay 8 triệu sau 30 ngày là 320.000 + 226.400 = 546.400 đồng.

SDN4 bị tính từ 1/4 - 15/4, lãi 8 x 21,46/365 x 15 = 70.553 đồng

Tổng số lãi bạn phải trả cho tháng vừa rồi là 607.000 đồng. SDN4 sẽ còn bị tính lãi những ngày sau đó cho tới khi bạn trả được. Tại sao phải tính số dư nợ cuối ngày? Vì ngân hàng không biết số tiền 10 triệu đồng bạn trả là cho khoản nào trước. Như vậy có thể thấy mức lãi suất mà bạn phải trả cho ngân hàng nếu thanh toán chậm hay rút tiền không hề rẻ chút nào. Do vậy trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý thanh toán đúng hạn. Bạn có thể xem thêm 6 cách thực hiện thanh toán dư nợ để tránh lâm vào nợ nần. 

Trên đây là cách tính lãi suất thẻ tín dụng. Qua bài viết này bạn đã có thể biết được cách tự tính lãi suất thẻ tín dụng của mình để sử dụng thẻ thông minh nhất, tránh lâm vào tình trạng nợ nần.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *