avatart

khach

icon

Đồng chi trả bảo hiểm nhân thọ có được không?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 17/04/2022

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

17/04/2022

0

Đồng chi trả là một khái niệm quen thuộc với những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm. Vậy đồng chi trả bảo hiểm nhân thọ có được không?

Mục lục [Ẩn]

Đồng chi trả bảo hiểm là gì?

Đồng chi trả bảo hiểm là số tiền mà khách hàng và công ty bảo hiểm cùng chi trả cho một tổn thất theo một tỷ lệ nhất định được quy định trong hợp đồng. Khi khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường/giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chi trả theo một tỷ lệ đã được thỏa thuận từ trước, chi phí khắc phục rủi ro còn lại bạn sẽ phải tự chi trả.

Khái niệm đồng chi trả sẽ được quy định trong bản quy tắc của sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia.

Ví dụ:

- Trong bản quy tắc bảo hiểm sức khỏe toàn diện của PVI thì khái niệm đồng chi trả bảo hiểm được quy định như sau:
“Đồng chi trả là số tiền theo tỷ lệ mà bảo hiểm PVI và người được bảo hiểm cùng chi trả khi phát sinh chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. PHần chi trả của bảo hiểm PVI được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trên các mức giới hạn phụ của quyền lợi điều trị nội trú/điều trị ngoại trú tùy theo mức nào thấp hơn thì được áp dụng. Giới hạn chi phí được bảo hiểm sau khi đồng chi trả tối đa bằng số tiền bảo hiểm quy định trong bảng quyền lợi bảo hiểm".

- Trong bản quy tắc Bảo hiểm Sức khỏe Gia Đình của Liberty quy định như sau:

“Đồng chi trả là phần chi phí, được thể hiện bằng con số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm được ấn định tại Bản tóm tắt Hợp đồng bảo hiểm, mà Người được bảo hiểm phải tự mình thanh toán cho mỗi và mọi Sự kiện bảo hiểm”.

Đồng chi trả bảo hiểm nhân thọ có được không?

Đồng chi trả bảo hiểm nhân thọ có được không?

Đồng chi trả bảo hiểm nhân thọ có được không?

Không. Quy định về đồng chi trả bảo hiểm không áp dụng với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ mà chỉ áp dụng với lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản… Bảo hiểm nhân thọ hoạt động theo nguyên tắc khoán. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng và sự thỏa thuận giữa các bên để trả tiền cho người thụ hưởng. Người được bảo hiểm có thể nhận quyền lợi bảo hiểm từ nhiều hợp đồng khác nhau.

Ví dụ: Khách hàng tham gia sản phẩm Manulife - Tự Tin 360 với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng. Theo quy định của sản phẩm:

  • Nếu mắc ung thư giai đoạn đầu sẽ được chi trả 60% số tiền bảo hiểm tương đương với 300 triệu đồng.
  • Nếu mắc ung thư giai đoạn cuối sẽ được chi trả 100% số tiền bảo hiểm tương đương với 500 triệu đồng.

Như vậy, khi khách hàng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu/giai đoạn cuối sẽ được chi trả đúng số tiền là 300 triệu đồng/500 triệu đồng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

Cách tính số tiền đồng chi trả bảo hiểm

Số tiền đồng chi trả bảo hiểm sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm.

Ví dụ 1: Bạn tham gia bảo hiểm thai sản với số tiền bảo hiểm là 12.000.000 đồng. Bạn sinh con tại bệnh viện phụ sản Hà Nội hết 12.00.000 đồng

- Nếu hợp đồng bảo hiểm của bạn không áp dụng đồng chi trả thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 100% chi phí sinh con của bạn (tương đương với 12.000.000 đồng).

- Nếu trong hợp đồng có điều khoản bổ sung “20% đồng chi trả” thì công ty bảo hiểm chỉ chi trả 80% chi phí sinh con, tương đương với 9.600.000 đồng. Bạn sẽ phải tự thanh toán 2.400.000 đồng còn lại cho bệnh viện.

Cách tính số tiền đồng chi trả bảo hiểm

Cách tính số tiền đồng chi trả bảo hiểm

Ví dụ 2: Anh B tham gia bảo hiểm y tế và thuộc đối tượng có mức hưởng 80%. Khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì anh B sẽ phải thanh toán 20% tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Như vậy đồng chi trả bảo hiểm không áp dụng với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng sẽ được chi trả với hạn mức được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(1 lượt)

(1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *