avatart

khach

icon

Ngân hàng xanh - Giải pháp phát triển ngân hàng bền vững tại Việt Nam

Thị trường tài chính

- 14/07/2022

0

Thị trường tài chính

14/07/2022

0

Ngân hàng xanh là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Rất nhiều các chuyên gia, người làm trong ngành đang trăn trở để phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam - Đây luôn được coi là một lối đi bền vững.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng xanh là gì?

Ngân hàng xanh là những hoạt động kinh doanh được ngân hàng tiến hành trong các lĩnh vực nhằm mục đích giảm lượng carbon ra bên ngoài cũng như giảm lượng khí thải carbon trong những hoạt động nội bộ của ngân hàng.

Cụ thể hơn, những hoạt động của ngân hàng xanh phải kể đến như khuyến khích dùng các sản phẩm và dịch vụ xanh, áp dụng cả những tiêu chuẩn môi trường để phê duyệt các khoản vay hay duyệt những khoản tín dụng ưu đãi cho những dự án giảm CO2, tác động tốt đến môi trường.

Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết định phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam bằng Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018. Quyết định đặt ra mục tiêu chính là tăng cường về nhận thức cũng như trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng - Thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta đối với các hoạt động bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, ngày càng xanh hoá hoạt động ngân hàng, chuyển đổi dòng vốn tín dụng dần sang việc tài trợ những dự án thân thiện với môi trường, tạo điều kiện thúc đẩy ngành sản xuất, tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và tái tạo.

Phát triển ngân hàng xanh là ưu tiên hàng đầu

Phát triển ngân hàng xanh là ưu tiên hàng đầu

Để đáp ứng điều kiện ngân hàng xanh, cần đạt được 2 điều:

  • Cung cấp những sản phẩm dịch vụ xanh trong thời gian ngắn.
  • Phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng những tiêu chí về môi trường cũng như trách nhiệm xã hội.

Thực trạng về ngân hàng xanh tại Việt Nam hiện nay

Tình trạng thải khí cacbon trong hoạt động nội bộ ngân hàng

Báo cáo thống kê của 26 ngân hàng trong nước cho biết: Tính đến ngày 31/03/2019, 26 ngân hàng có tổng 10.899 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước. Đây quả thực là một con số lớn nên khi hoạt động, giao dịch thì các chi nhánh, phòng giao dịch này sẽ thải lượng carbon lớn ra môi trường vì ngân hàng là đơn vị sử dụng nhiều giấy tờ in ấn, máy in, máy photocopy, điều hoà và các thiết bị chiếu sáng,... Những hoạt động này gây ảnh hưởng xấu đến nguồn không khí cũng như môi trường tự nhiên xung quanh.

Tình trạng phát triển dịch vụ xanh hiện nay

Vài năm trở lại đây, ngành ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi số hoá và thúc đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt của toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của hệ thống ngân hàng được ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

Tính đến cuối tháng 11/2021, giao dịch thanh toán qua Internet tăng đến 49,3% về số lượng và 31,34% về giá trị; việc thanh toán qua kênh điện thoại di động cũng tăng khoảng 74,64% về số lượng và 86,58% về giá trị; đặc biệt, kênh thanh toán qua QR Code dù mới triển khai nhưng rất được khách hàng đón nhận, đã tăng 50,36% về số lượng và gần 131% về giá trị.

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã mở các dịch vụ trực tuyến rất đa dạng, như tiết kiệm online, chuyển tiền online, chuyển tiền ra nước ngoài online, giao dịch ngoại hối, mở thư tín dụng,... những ông lớn ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến hệ sinh thái số, tạo cho người dùng những trải nghiệm thuận lợi nhất: BIDV, Vietcombank, MB, HCBS, ACB, VPBank,...

BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong phát triển ngân hàng xanh

BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong phát triển ngân hàng xanh

Những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng xanh và nguyên nhân

Tuy ngân hàng xanh vẫn đang được thúc đẩy và phát triển mạnh, song nó vẫn tồn tại những yếu điểm cần phải khắc phục.

Từ phía ngân hàng

Hiện nay, đang tồn tại 3 vấn đề:

  • Đầu tiên đó là liên quan đến việc thải khí carbon ra môi trường bên ngoài: Hầu hết các ngân hàng chưa có chính sách, quỹ trình rõ ràng cho toàn bộ nhân viên thực hiện đồng bộ hạn chế in ấn tờ trình và báo cáo nội bộ. Hơn nữa, các ngân hàng cần đầu tư bài bản cho các hệ thống lưu trữ văn bản, tờ trình và báo cáo, đó có thể là hệ thống phê duyệt điện tử như email, chữ ký số.
  • Thứ hai, vấn đề liên quan đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh: Tuy nhiều ngân hàng hiện nay đã triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ trực tuyến nhưng nó vẫn chưa được đồng bộ và đa dạng. Đối với những dịch vụ có thủ tục phức tạp như giao dịch ngoại hối, mở thư tín dụng, phát hành bảo lãnh,... vẫn có khá ít ngân hàng triển khai.

Nhiều ngân hàng vẫn chưa quá chú trọng đầu tư cho hệ thống ngân hàng trực tuyến nên thường xuyên xảy ra tình trạng nghẽn mạng, kết nối kém, giao dịch lỗi, ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của khách hàng.

Ngoài ra, cũng có yếu tố khách quan tác động do sự chênh lệch về hạ tầng công nghệ ở thành thị và nông thôn quá lớn nên cũng gây khó cho ngân hàng khi cung cấp những sản phẩm dịch vụ xanh đến với khách hàng ở nông thôn.

Một điểm cũng khiến các ngân hàng đáng lưu tâm là việc đầu tư hạ tầng công nghệ cũng tốn nhiều chi phí nên các ngân hàng cần cân nhắc, xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thứ ba là liên quan đến tín dụng xanh: Các ngân hàng hiện nay đang khá dè dặt và chưa cung cấp được chính sách cụ thể về ưu đãi lãi suất hay hồ sơ chứng từ đối với những dự án đầu tư vào các lĩnh vực xanh và sạch, hay có những chương trình ưu đãi tài chính cho những sản phẩm, dự án thân thiện với môi trường như các dự án công trình xanh, dự án sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu, dự án cho vay trang bị nhà để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hay từ chối cấp tín dụng cho những dự án của các doanh nghiệp mang tác hại xấu đến với môi trường.

Từ phía ngân hàng Nhà nước và những cơ quan ban ngành khác

3 vấn đề từ phía ngân hàng Nhà nước và những cơ quan ban ngành khác là:

  • Hiện chưa có quy định thống nhất các danh mục về ngành lĩnh vực, hay thiếu những quy định cụ thể khung khổ pháp lý, công cụ đo lường những tác động rủi ro đến môi trường, xã hội và những tiêu chí đánh giá khác, những quy định về sản phẩm dịch vụ canh và phát triển tín dụng xanh. Những rào cản pháp lý khiến ngân hàng thương mại khó khăn hơn trong việc xây dựng, triển khai các sản phẩm dịch vụ và sản phẩm tín dụng xanh.
  • Hành lang pháp lý về quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới, dịch vụ trung gian thanh toán cũng chưa hoàn thiện và đồng bộ.
  • Những chế tài về xử lý ô nhiễm quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự chỉ đang áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm, còn chưa có quy định/chế tài đối với những đơn vị tài trợ hoặc cho vay các dự án gây ô nhiễm môi trường. Vì chưa bị quy chịu trách nhiệm, nêu các cán bộ thẩm định của ngân hàng không quan tâm đánh giá tác động môi trường trong quá trình thẩm định cho vay.

Một số giải pháp và kiến nghị

Một số giải pháp để giúp phát triển ngân hàng xanh đã được các bên đưa ra:

  • Các ngân hàng nên chủ động khuyến khích, đào tạo cho những cán bộ, nhân viên của mình hạn chế sử dụng in ấn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên ưu tiên thay thế những sản phẩm tiết kiệm điện năng, như vậy cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ phù hợp để nâng cao trải nghiệm và sự tiện lợi cho khách hàng.
  • Cho ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ trực tuyến chất lượng như chuyển tiền ra nước ngoài, mở tín dụng thư, giao dịch ngoại hối, tự động giải ngân,...
  • Tích cực mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt , phân bổ máy móc, thiết bị như cây ATM hay POs phù hợp.
  • Xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể đối với các dự án xanh hay các sản phẩm mang tính bảo vệ môi trường.
  • Triển khai sâu rộng các sản phẩm dịch vụ trực tuyến như mở tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi trực tuyến, chuyển tiền 24/7….
  • Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng sớm có quy định pháp luật, hành lang pháp lý rõ ràng tạo điều kiện cho ngân hàng xanh ngày một phát triển.

Giải pháp ngân hàng xanh luôn được Chính phủ cũng như các bộ ban ngành quan tâm, thúc đẩy triển khai, nhằm mục đích cuối cùng là tạo cho ngành ngân hàng có giải pháp làm việc xanh, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *