avatart

khach

icon

Ngân hàng Trung ương châu Âu - Định chế tài chính quan trọng đối với kinh tế thế giới

Thị trường tài chính

- 28/07/2022

0

Thị trường tài chính

28/07/2022

0

So với lịch sử của các ngân hàng trung ương thế giới, Ngân hàng Trung ương châu Âu còn khá non trẻ vì được thành lập muộn, nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lớn của ngân hàng này đối với nền kinh tế thế giới.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng Trung ương châu Âu là gì?

Ngân hàng Trung ương châu Âu là ngân hàng được thành lập để giám sát chính sách tiền tệ tại các quốc gia thuộc Cộng đồng châu Âu chấp nhận đồng tiền chung châu Âu. Theo đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ điều phối chính sách với các ngân hàng trung ương của 11 quốc gia tham gia trong khu vực đồng Euro.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được tổ chức theo mô hình của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank và Landesbank).

Ngân hàng này được điều hành bởi ban giám đốc, bao gồm chủ tịch và hội đồng các thống đốc (thành viên của ban giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu - ESCB).

Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếng Anh gọi là European Central Bank (viết tắt: ECB).

Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện đặt trụ sở chính tại Frankfurt - Đức.

Hoạt động chủ yếu của ECB là phối hợp với các ngân hàng trung ương quốc gia, vận hành hệ thống chuyển giao quỹ TARGET (chuyển thanh toán tự động xuyên châu Âu) đối với các khoản thanh toán bằng đồng Euro có giá trị lớn. Hệ thống thanh toán TARGET khá giống với thanh toán vô tuyến liên bang của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FEDWIRE) cho khả năng cung ứng chuyển tiền ngay lập tức.

Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu

Lịch sử hình thành Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu được phê chuẩn thành lập vào năm 1993 bằng Hiệp ước Maastricht về Liên minh châu Âu, từ đó thiết lập ra Liên minh Tiền tệ châu Âu (EMU) và đồng Euro - Đây là đồng tiền chung châu Âu.

Năm 1999, Ngân hàng Trung ương châu Âu có chủ tịch đầu tiên là Wim Duisenberg - Cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Hà Lan, đồng thời là cựu bộ trưởng tài chính Hà Lan. Sau đó, cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp - Jean-Claude Trichet là chủ tịch tiếp theo của ECB.

Hiện nay, người đang nắm giữ cương vị này là Christine Lagarde - Nhà nữ kinh tế học, doanh nhân, luật sư và chính trị gia người Pháp. Bà chính là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu

Bà Christine Lagarde - Nữ chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đầu tiên

Các nước thành viên của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) gồm có ECB và các ngân hàng trung ương của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Đan Mạch, Ireland, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia).

Cơ quan quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu được gọi là Eurosystem, gồm có Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên khác.

Vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)

Vai trò chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là duy trì sự ổn định của tiền tệ, là ngân hàng điều phối các ngân hàng khác trong hệ thống, chủ động hoạch định các chiến lược, chính sách cho ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên, thực hiện đề cao tính liên ngân hàng trong Liên minh châu Âu.

Ví dụ: Vai trò quan trọng của ECB được thể hiện rõ ràng trong cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro vào năm 2008 - 2009. ECB thực hiện giao dịch mua nợ của các quốc gia trên thị trường vô thời hạn để gánh nợ xấu cho các quốc gia trong khu vực đồng Euro.

Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp lên đến đỉnh điểm vào năm 2010, cựu tổng thống Hy Lạp đã khởi xướng chương trình bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp. ECB đã tiến hành mua trái phiếu Chính phủ do Hy Lạp phát hành.

Sau đó, ECB cũng dang tay ra cứu giúp các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Ireland, Bồ Đào Nha, Ý trong cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro vào năm 2012.

Khi các hoạt động thanh toán và quyết toán diễn ra trôi chảy sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, đó là những thông tin minh bạch và sự cạnh tranh hiệu quả. Vậy nên ECB luôn cố gắng duy trì sự ổn định tiền tệ, là quản lý cũng như chỗ dựa cho các ngân hàng thành viên, xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ chung để việc thanh toán, quyết toán luôn thuận tiện. Khi khách hàng hài lòng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng tăng cao.

Nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang thực hiện 2 nhiệm vụ chính để hoàn thành mục tiêu của mình:

Duy trì sự ổn định giá

Để duy trì sự ổn định giá, ECB sẽ cần tác động đến lãi suất ngắn hạn của khu vực đồng Euro, đổi ra lãi suất mục tiêu gần 2%.

Trường hợp lạm phát vượt quá 2%, ECB sẽ có động thái báo hiệu sự gia tăng lãi suất để công chúng thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng Euro, đồng thời kéo lạm phát xuống. Còn khi lượng người thất nghiệp đang gia tăng, nền kinh tế chậm lại, khả năng cao ngân hàng sẽ đưa ra quyết định giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển và tạo ra nhiều việc làm hơn. 

Lạm phát hay thất nghiệp luôn là mối lo lớn đối với nền kinh tế, vậy nên các nhà hoạch định chính sách chắc chắn cần cân nhắc kỹ càng ưu - nhược điểm của việc thắt chặt nền kinh tế để cai trị lạm phát cũng như tạo ra việc làm tốt hơn.

Duy trì ổn định tài chính

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng có nhiệm vụ duy trì ổn định tài chính cho hệ thống tài chính của khu vực đồng Euro. Vào thời kỳ khủng hoảng, ECB sẽ chủ động thêm thanh khoản vào hệ thống nhờ việc mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp hay giảm lãi suất xuống mức rất thấp để các chủ nợ cân đối kỹ càng cho những nghĩa vụ của mình.

Trường hợp ECB không thêm thanh khoản khi có khủng hoảng thì toàn bộ tài chính có thể sụp đổ.

Những tác động của Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Tác động lãi suất tới đồng Euro

Ngân hàng Trung ương châu Âu hoàn toàn tác động được tới giá trị của đồng Euro bằng việc được ra những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Hiểu đơn giản là, tiền tệ của xu hướng tăng giá khi kỳ vọng lãi suất tăng, tuy nhiên có thể tác động không chỉ từ tăng lãi suất.

Ví dụ: Khi ECB giữ lãi suất không đổi, tuy nhiên có đưa ra hướng dẫn chuyển tiếp về kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai thì giá trị đồng Euro vẫn có xu hướng tăng giá.

Ngoài ra, còn có chương trình nới lỏng định lượng tác động đến lãi suất đồng Euro, đây là cách mua chứng khoán trên thị trường mở, ECB sẽ bỏ tiền mua chứng khoán trên thị trường mở để kích thích nền kinh tế, tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính. Trước kia, cách này chỉ được thực hiện trong trường hợp có khủng hoảng tài chính. Tuy vậy, cách này sẽ làm giảm giá trị của đồng Euro do lượng tiền được cung cấp ra thị trường tăng lên.

Tác động lãi suất đến nền kinh tế

Một tác động lãi suất khác của ECB đó là sự tác động lên nền kinh tế, ECB thực hiện hạ lãi suất để cố gắng kích thích nền kinh tế phát triển hoặc ngược lại, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cho một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng.

Những phương án kích thích nền kinh tế với lãi suất thấp hơn, gồm:

  • Doanh nghiệp được vay tiền để đầu tư cho những dự án nhận được nhiều hơn là tỷ lệ vay rủi ro.
  • Lãi suất thấp tương đương thị trường chứng khoán có mức chiết khấu thấp hơn, như vậy thị trường chứng khoán cũng được tăng giá trị.
  • Mọi nhà đầu tư bỏ tiền vào nền kinh tế bằng cách mua chứng khoán/tài sản khác vì họ thu được lợi nhuận cao hơn từ những tài sản này so với mức lãi suất thấp hiện tại.

Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn được đánh giá là định chế tài chính quan trọng và có tác động lớn đến với nền kinh tế châu Âu nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Hy vọng ECB luôn phát huy những lợi thế của mình để cùng phát triển với nền kinh tế thế giới ngày một vững mạnh hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *