avatart

khach

icon

Quan hệ kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Thị trường tài chính

- 22/07/2022

0

Thị trường tài chính

22/07/2022

0

Một quốc gia muốn kinh tế phát triển mạnh sẽ luôn phải quan tâm đến vấn đề quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt với những quốc gia có chiến lược thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục lục [Ẩn]

Khi con người, văn hoá, xã hội ngày càng phát triển thì kinh tế cũng sẽ phát triển theo với quy mô và phạm vi lớn hơn, đồng thời độ phức tạp cũng tăng lên. Theo lịch sử, quan hệ kinh tế quốc tế xuất phát từ thời cổ đại, tuy nhiên vẫn chưa có bài bản, mang tính chất ngẫu nhiên. Sau đó, khi bước sang thời đại tư bản chủ nghĩa, quan hệ kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn phát triển tốt hơn, minh chứng là các cuộc cách mạng công nghiệp lớn diễn ra vào thế kỉ XVI và XVII có nhiều phát kiến địa lý đẩy nhanh sự phát triển của tư bản thương nhân. Những tác động giúp cho thị trường kinh tế quốc tế không ngừng mở rộng, đem đến cơ hội cho nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác nhau. Từ đó, hoạt động kinh tế không chỉ diễn ra đơn lẻ ở mỗi quốc gia riêng biệt mà sẽ diễn ra một cách hội nhập hơn, đem lại nhiều lợi ích cho các thương nhân, doanh nghiệp và kể cả Chính phủ. Đây chính là mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Quan hệ quốc tế

Quan hệ kinh tế quốc tế

Quan hệ kinh tế quốc tế là gì?

Quan hệ kinh tế quốc tế chỉ mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Kinh doanh toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có lợi ích lớn hơn, tiếp cận được các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu về vốn và công nghệ tiên tiến hơn.

Quan hệ kinh tế quốc tế trong tiếng Anh được gọi là International Economic Relations.

Quan hệ kinh tế quốc tế, bảo gồm cả quan hệ kinh tế và quan hệ quốc tế với những đặc điểm:

  • Quan hệ kinh tế thể hiện mối quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm, dịch vụ, sử dụng lao động và những quan hệ phát sinh khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhiều quy luật kinh tế sẽ chi phối và tác động lên mối quan hệ này, ví dụ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật lợi ích cận biên giảm dần,...

  • Quan hệ quốc tế là những mối quan hệ có yếu tố nước ngoài hay phạm vi lớn hơn, vượt quá một quốc gia.

Trước đây, quan hệ kinh tế chỉ diễn ra trong phạm vi của một quốc gia, nhưng hiện nay đã có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài trong đó.

Phân loại hình thức quan hệ kinh tế quốc tế

Quan hệ kinh tế quốc tế hiện được phân ra 2 hình thức:

Trao đổi quốc tế về hàng hoá dịch vụ

  • Khái niệm này chỉ thương mại quốc tế - Đây là hình thức kinh tế xuất hiện sớm nhất.
  • Tốc độ phát triển thương mại quốc tế đang tăng trưởng nhanh hơn cả tốc độ sản xuất.

Trao đổi quốc tế về những yếu tố sản xuất

  • Trao đổi về vốn: Đây là hình thức xuất khẩu vốn (theo chủ nghĩa tư bản độc quyền), vốn sẽ chảy từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp đến nơi có tỷ suất sinh lợi cao.
  • Trao đổi về lao động: Mối quan hệ trao đổi này xảy ra giữa các quốc gia có khả năng cung cấp nguồn lao động và những quốc gia có nhu cầu sử dụng nguồn lao động.
  • Trao đổi về khoa học công nghệ: Các quốc gia trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ (hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đào tạo chuyên gia, cán bộ hay chuyển giao công nghệ quốc tế).

Phân biệt khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế với các khái niệm khác

Phân biệt giữa quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại:

  • Quan hệ kinh tế quốc tế chỉ tổng thể những mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nền kinh tế trên toàn thế giới.
  • Quan hệ kinh tế đối ngoại chỉ mối quan hệ kinh tế, khoa học, thương mại, công nghệ của một nước đối với phần còn lại của thế giới.

Vậy nên, quan hệ kinh tế đối ngoại được nhìn từ góc độ một nền kinh tế, một đất nước còn quan hệ kinh tế quốc tế là nhìn nhận tổng quan trên toàn thế giới. Có thể thấy, quan hệ kinh tế trực thuộc quan hệ quốc tế.

Phân biệt giữa quan hệ thương mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế:

Căn cứ vào Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) của Uỷ ban Liên hợp quốc, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rộng, gồm nhiều hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế (đó là: Hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, mua bán hàng hoá, dịch vụ như tài chính, bảo hiểm tín dụng, công nghệ, vận tải, du lịch,...).

Trong khi đó, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp là những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia để đạt được lợi ích tốt hơn khi những hoạt động tương tự trong nước không có hoặc không bằng.

Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất, như cây cầu kết nối các nền kinh tế của các nước với nhau. Tuy vậy, các hoạt động này được mở rộng đến đâu còn phụ thuộc và nền kinh tế thế giới phát triển như thế nào, chúng không phải là khái niệm bất biến theo thời gian.

Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ra sao?

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, luôn có tư duy mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trở thành đối tác chiến lược của nhiều nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn luôn kiên trì thực hiện những chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết số 06-NQ/TW nhằm đảm bảo lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.

Việt Nam là quốc gia có quan hệ quốc tế cởi mở

Việt Nam là quốc gia có quan hệ kinh tế quốc tế cởi mở

Tính đến tháng 7/2021, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối, đi sâu hơn và những chuỗi giá trị toàn cầu. Những hiệp định nổi trội phải kể đến như Hiệp định CPTPP, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP),...

Khi tham gia vào các FTA, nền kinh tế Việt Nam như được khẳng định thêm vị thế trên trường quốc tế, mối quan hệ về kinh tế phát triển cũng thúc đẩy thêm những mối quan hệ khác về văn hoá, xã hội, thể hiện sự uy tín của một quốc gia vững mạnh. Chắc chắn, trong tương lai, nền kinh tế của nước ta ngày một phát triển hơn và lại càng có nhiều cơ hội tham gia vào những FTA mới, chất lượng hơn.

Tham gia vào FTA giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu:

  • Có được 5 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD cùng 25 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD chỉ trong 2 quý đầu tiên của năm 2021.
  • Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, nông sản sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... khi thực thi FTA với các đối tác này.
  • Từng có giai đoạn Việt Nam trở thành quốc gia số 1 Đông Nam Á về hạng ngạch xuất khẩu sang châu Âu, đặc biệt đối với những mặt hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là có những quy định, tiêu chuẩn cao ở khu vực dân số chất lượng nhất thế giới này.
  • Đối với các nước là thành viên của Hiệp định CPTPP, sau 2 năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang Canada và Mexico - 2 quốc gia phê chuẩn hiệp định của chúng ta đã có sự tăng trưởng mạnh. Kể cả khi ảnh hưởng bởi đại dịch thì kim ngạch này vẫn có những bước tăng trưởng đáng kể.
  • Ngoài ra, khi FTA của Việt Nam và Anh quốc chính thức áp dụng, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng đến 28% so với cùng kỳ năm 2020.

Tóm lại, Việt Nam đang có mối quan hệ kinh tế quốc tế hết sức hiệu quả và tạo ra lợi ích. Bất cứ một FTA nào mà Việt Nam tham gia cũng có sự tăng trưởng tốt đẹp hơn so với cùng kỳ khi chưa tham gia hiệp định. Tham gia FTA vừa là cơ hội, vừa là thách thức để chúng ta thu thêm lợi ích và mạnh mẽ vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt.

Quan hệ kinh tế quốc tế là phần quan trọng của các quốc gia và toàn thế giới khi phát triển kinh tế. Chính vì vậy, không một đất nước nào lơi là với việc thúc đẩy những mối quan hệ lợi ích này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *