avatart

khach

icon

Toàn cầu hoá là gì? Quá trình toàn cầu hoá ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Thị trường tài chính

- 25/07/2022

0

Thị trường tài chính

25/07/2022

0

Toàn cầu hoá chỉ sự kết nối kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đây có lẽ là một khái niệm quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất của toàn cầu hoá là gì?

Mục lục [Ẩn]

Toàn cầu hoá là gì?

Toàn cầu hoá là cụm từ chỉ những sự thay đổi trong xã hội, kinh tế của thế giới, được tạo ra nhờ nhiều mối liên kết, trao đổi ngày một thường xuyên giữa các quốc gia, tổ chức, cá nhân trong kinh tế, thương mại, văn hoá, lao động và con người.

Quá trình toàn cầu hoá đã hỗ trợ con người, doanh nghiệp trên khắp thế giới dễ dàng kết nối với nhau hơn, gia tăng nhiều mối liên hệ và tác động lẫn nhau tới tất cả các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới.

Toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp và sâu sắc:

  • Cùng với sự phát triển của tin học và viễn thông mà hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - Nơi mà những mối quan hệ giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới trở nên gần gũi hơn, mọi người dân đều có thể gia tăng mức độ hiểu biết và tình hữu nghị, hướng tới xây dựng nền văn minh toàn cầu.
  • Toàn cầu hoá kinh tế là một khái niệm hẹp hơn của toàn cầu hoá, chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, chỉ sự chuyển động của kinh tế vĩ mô đang mang tầm thế giới, chứ không còn của riêng quốc gia nào. Những lĩnh vực như hàng hải, dịch vụ, công nghệ,... được liệt kê vào danh sách toàn cầu hoá kinh tế.
  • Góp phần lan rộng chủ nghĩa tư bản từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.

Toàn cầu hóa tiếng Anh là Globalization.

Một số khái niệm về toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá sản xuất

Toàn cầu hoá sản xuất là quá trình cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ những nơi khác nhau trên toàn cầu để khai thác, tận dụng lợi thế quốc gia về chi phí, chất lượng của những yếu tố sản xuất: Nguyên liệu, nhân công, năng lượng, địa lý và vốn. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá sản xuất, doanh nghiệp kỳ vọng giảm được tổng chi phí đáng kể hoặc tăng cường chất lượng/tính năng sản phẩm khi cung ứng ra thị trường. Từ đó, gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thị trường.

Toàn cầu hoá thị trường

Toàn cầu hoá thị trường là việc chuyển đổi dần từ thị trường riêng của từng quốc gia hội nhập thành thị trường toàn cầu. Song song với đó là việc dỡ bỏ các rào cản thương mại biên giới tạo điều kiện cho việc kinh doanh quốc tế phát triển hơn. Từ đó, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu sẽ có xu hướng tiệm cận lại gần nhau hơn để mang đến chuẩn mực toàn cầu và tạo ra thị trường toàn cầu. Sự phổ biến của Coca-cola, Pepsi, KFC,... chính là minh chứng rõ ràng cho xu hướng này. Những công ty đa quốc gia, doanh nghiệp quốc tế chính là những người hưởng lợi lớn từ xu hướng toàn cầu này, đồng thời còn khuyến khích cho nó phát triển và mở rộng hơn.

Toàn cầu hoá trong kinh tế

Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình dịch chuyển kinh tế vĩ mô từ phạm trù quốc gia sang tầm vóc thế giới. Từ đó, giúp nền kinh tế phát triển đa dạng và hùng mạnh hơn.

Toàn cầu hoá trong kinh tế

Toàn cầu hoá trong kinh tế

Toàn cầu hoá trong du lịch

Toàn cầu hoá trong du lịch là việc thúc đẩy du lịch xuyên quốc gia phát triển, bất cứ một người nào trên thế giới đều có thể đến một quốc gia khác du lịch, tìm hiểu văn hoá, lịch sử, ẩm thực,... của quốc gia khác. Điều này giúp gia tăng mối liên hệ gần gũi về du lịch giữa các quốc gia.

Bản chất của toàn cầu hoá

Bản chất của toàn cầu hoá là quá trình gia tăng những mối liên hệ, sức ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, khu vực, dân tộc trên thế giới. Trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ sản xuất sẽ biến đổi để hướng tới sự điều chỉnh lực lượng sản xuất trên quy mô toàn thế giới.

Nền kinh tế của các quốc gia sẽ hòa nhập vào quá trình toàn cầu hoá, đồng thời được cấu trúc lại theo quy mô quốc tế nhờ quy trình, trao đổi, giao lưu. Toàn cầu hoá theo mục tiêu lớn nhất là hình thành một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

Bản chất của toàn cầu hoá có tính hai mặt:

  • Một mặt, bản chất của toàn cầu hóa mang tính khách quan khi gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất cũng như phân công lao động quốc tế. Bởi vậy mà những phát kiến địa lý, giao thông vận tải ở thế kỷ XV đã đem đến nhiều cơ hội vận hành trong quá trình quốc tế hoá kinh tế, đặc biệt tăng tốc ở sau khi có cách mạng công nghiệp Anh.

Cuộc cách mạng công nghệ khoa học là một tiền đề tốt để chuyển đổi từ cơ sở vật chất, kỹ thuật truyền thống sang cơ sở, vật chất kỹ thuật mới hiện đại hơn ở những nước có nền kinh tế phát triển. Cùng với đó, loài người bước vào nền kinh tế tri thức hơn, nâng cao trình độ lao động, có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển.

  • Mặt khác, hiện nay, toàn cầu hoá đang gắn liền với chủ nghĩa tư bản và đang bị các nước tư bản phát triển chi phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của riêng họ. Có thể hiểu quá trình toàn cầu hoá đang nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Đặc điểm của toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá sở hữu những đặc điểm cơ bản sau:

  • Về kinh tế: Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, các tập đoàn kinh tế sẽ có cơ hội hợp tác và phát triển ở nhiều quốc gia, giúp tối ưu chi phí sản xuất, nhân công, nguyên liệu và khách hàng,...
  • Về xã hội: Tạo liên kết cư dân giữa các vùng kinh tế khác nhau tại nhiều quốc gia.
  • Về chính trị: Thành lập các tổ chức chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho những đơn vị đầu tư và được đầu tư.
  • Về pháp lý: Xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp với yêu cầu và thực thi hiệu quả.
  • Về văn hoá: Tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hoá, nghệ thuật, cập nhật xu hướng nghệ thuật trên thế giới,...

Toàn cầu hóa cơ hội và thách thức

Toàn cầu hoá được xem là cơ hội, cũng là thách thức đối với nhiều người, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Quá trình này đem đến nhiều cơ hội để các quốc gia đang phát triển vươn mình bứt tốc:

  • Mở rộng thương mại tự do, gỡ bỏ hàng rào thế quan cùng nhiều chính sách thông thoáng của các quốc gia tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi hơn.
  • Tiếp cận sớm các công nghệ hiện đại, áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
  • Liên tục trao đổi, chuyển giao công nghệ khoa học, xây lại quy trình tổ chức, quản lý, sản xuất hiệu quả đến các quốc gia khác nhau.
  • Nhiều quốc gia theo chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế, khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của những nước khác.

Song, toàn cầu hoá cũng mang lại nhiều thách thức:

  • Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia cũng phải chuẩn bị kỹ càng vể vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và có thế mạnh về một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể.
  • Chịu áp lực lớn về cạnh tranh giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Sự áp đảo của các siêu cường kinh tế về lối sống, nền văn hoá lên các quốc gia khác, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
  • Tạo áp lực lên môi trường tự nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường ở nhiều nơi trên thế giới.

Thực trạng toàn cầu hoá ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển về mọi mặt, biểu hiện hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá thông qua:

  • Việt Nam phát triển thương mại quốc tế nhanh chóng, chính thức gia nhập WTO từ năm 2006 và đã có nhiều bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ trong suốt thời gian qua.
  • Vào năm 2006, Việt Nam là quốc gia có thu nhập thấp, nhưng chỉ 10 năm sau, Việt Nam đã nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình (thấp). Việt Nam là 1 trong 31 nước sở hữu kim ngạch xuất khẩu hơn 100 tỷ USD, đặc biệt có một số mặt hàng đứng đầu thế giới. Ngoài ra, với tình hình kinh tế - chính trị ổn định, nước ta đã thu hút FDI tốt nhất trong ASEAN.
  • Rất nhiều tập đoàn lớn đã có mặt tại Việt Nam và đặt nhà máy sản xuất như LG, Honda, Toyota, Samsung, Canon,...
  • Không chỉ là quốc gia thu hút vốn đầu tư, Việt Nam cũng chủ động đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài với khoảng hơn 30 quốc gia được rót vốn.
  • Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhiều ngân hàng hàng, đơn vị kiểm toán quốc tế cũng đã có trụ sở hoạt động tại Việt Nam như: Shinhan Bank, Citibank, HSBC, KPMG, Deloitte,...

Việt Nam và toàn cầu hoá

Việt Nam và toàn cầu hoá

Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích nước ta tham gia và hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá, từ đó tìm được nhiều cơ hội, đưa kinh tế đất nước đi lên, nhân dân có đời sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức mà nước ta phải vượt qua khi quá trình này chính là những sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Hy vọng, Chính phủ cùng các chuyên gia ở các lĩnh vực sẽ đưa ra được những quyết sách phù hợp nhất cho nước ta phát triển tốt hơn.

Tóm lại, toàn cầu hoá là một quá trình lớn gồm tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia, để hướng đến một mục đích chung tốt đẹp cho nhân loại.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *