avatart

khach

icon

Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity = PPP) là gì?

Thị trường tài chính

- 02/08/2022

0

Thị trường tài chính

02/08/2022

0

Trong kinh tế học có rất nhiều thuật ngữ, một trong số đó là ngang giá sức mua. Vậy bạn hiểu gì về thuật ngữ này?

Mục lục [Ẩn]

Ngang giá sức mua là gì?

Ngang giá sức mua là thước đo phân tích vĩ mô để so sánh khả năng sản xuất cũng như mức sống giữa các nước.

Học thuyết kinh tế ngang giá sức mua giúp so sánh tiền tệ giữa các quốc gia nhờ cách tiếp cận về giỏ tiền tệ. Hiểu theo cách đơn giản hơn là, hai loại tiền tệ đang trong trạng thái cân bằng (trạng thái ngang giá) với cùng một giỏ hàng hoá có gia bằng nhau ở 2 quốc gia, có tính đến tỷ giá hối đoái.

Ngang giá sức mua

Ngang giá sức mua

Công thức tính ngang giá sức mua

Ngang giá sức mua được tính theo công thức sau:

S = P1/P2

Chú thích:

  • S: Tỷ giá tiền tệ giữa tiền tệ 1 (của quốc gia 1) và tiền tệ 2 (của quốc gia 2)
  • P1: Giá của hàng hoá X tại quốc gia 1
  • P2: Giá của hàng hoá X tại quốc gia 2

Ví dụ: Cùng một đôi giày, ở Mỹ có giá 7 USD, ở Đức có giá 5 EUR. Chúng ta cần làm phép đổi 5 EUR sang USD mới có thể so sánh được. Như vậy, tỷ giá hối đoái tại ví dụ này đang ở mức 5 EUR đổi sang 7 USD thì ngang giá sức mua là 7/5. Quy ra, với mỗi 1 USD chi cho việc mua một đôi giày ở Mỹ, thì ở Đứa phải mất 1,4 USD cho đôi giày tương tự.

Mối quan hệ giữa ngang giá sức mua và GDP

GDP là tổng sản phẩm quốc nổi, hay còn gọi là tổng giá trị tiền tệ của hàng hoá, dịch vụ sản xuất tại một quốc gia. GDP được tính toán giá trị tiền tệ theo các giá trị tuyệt đối, được điều chỉnh GDP danh nghĩa theo lạm phát.

Tuy vậy, vài phương pháp tính toán còn cho phép điều chỉnh GDP theo ngang giá sức mua. Điều này nhằm chuyển đổi tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa sang 1 số dễ so sánh hơn giữa các quốc gia có những loại tiền tệ khác nhau.

Hạn chế của ngang giá sức mua

Hạn chế về chi phí vận chuyển

Nếu như một hàng hoá không có sẵn trong nước mà được nhập khẩu thì chắc chắn sẽ phát sinh chi phí vận chuyển và thêm cả phần thuế nhập khẩu. Vậy nên, chắc chắn hàng hoá nhập khẩu sẽ có mức giá cao hơn so với cùng mặt hàng nội địa được sản xuất trong nước.

Hạn chế về thuế

Mỗi quốc gia quy định mức thuế giá trị gia tăng là khác nhau, nên người mua phải chấp nhận mức chênh lệch giá hàng hoá cao.

Hạn chế khi có sự can thiệp của Chính phủ

Quy định thuế từ Chính phủ khiến giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên nhiều, so sánh các sản phẩm tương tự với những nước khác thì rẻ hơn tương đối.

Hạn chế về những chi phí khác

Đối với một sản phẩm sẽ có nhiều những chi phí khác nhau như chi phí bảo hiểm, lao động, vệ sinh với các mức khác nhau nên không dễ để so sánh ngang giá giữa các quốc gia.

Hạn chế về cạnh tranh

Hàng hoá có khả năng được định giá cao hơn tại một quốc gia. Ở một vài trường hợp khác, có những công ty có lợi thế cạnh tranh tốt dẫn đến có mức giá cạnh tranh hơn so với những nhà cung cấp khác hay là một phần của tập đoàn độc quyền sản phẩm.

Tóm lại, ngang giá sức mua vẫn luôn được coi là thước đo quan trọng để so sánh về mức sống và khả năng sản xuất giữa các nước.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *