avatart

khach

icon

Vốn cấp 1 là gì? Cách thức hoạt động của vốn cấp 1

Thị trường tài chính

- 15/08/2022

0

Thị trường tài chính

15/08/2022

0

Vốn cấp 1 là thước đo đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý.

Mục lục [Ẩn]

Vốn cấp 1 là gì?

Vốn cấp 1 (tên tiếng Anh là Tier 1 Capital), hay còn gọi là vốn nòng cốt, là loại nguồn lực tài chính mô tả mức độ an toàn vốn của ngân hàng và dùng để chỉ vốn nòng cốt bao gồm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại.

Về cơ bản, vốn cấp 1 sẽ bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức đó cũng như phần lợi nhuận không chia. 

Công thức tính tỷ lệ vốn cấp 1

Để đo lường một tổ chức tín dụng có đủ vốn hay không cần tính được tỷ lệ vốn cấp 1. Công thức tính tỷ lệ vốn cấp 1 như sau:

Tỷ lệ vốn cấp 1 = Tiền vốn nòng cốt của ngân hàng / Tổng tài sản rủi ro

Theo Quy ước Basel II, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 4% thì tổ chức tín dụng được coi là đủ vốn.

vốn cấp 1

       Hoạt động đo lường vốn

Lưu ý: 

  • Các tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có tỉ lệ rủi ro là 0%,
  • Các khoản vay không có bảo đảm có tỉ lệ rủi ro là 100%.

Cách thức hoạt động của vốn cấp 1

Vốn cấp 1 là nguồn vốn tự có của một ngân hàng thể hiện được sức mạnh tài chính của ngân hàng đó. Vốn tự có chủ yếu bao gồm: lợi nhuận giữ lại, cổ phiếu phổ thôngcổ phiếu ưu đãi không được hoàn trả.  

Ủy ban giám sát ngân hàng Basel cho biết: “Các ngân hàng cũng sử dụng các công cụ tài chính mới để tích luỹ vốn cấp 1.” Tuy nhiên, các công cụ này phải tuân thủ theo các điều kiện nghiêm ngặt. Lưu ý, vốn có được qua các công cụ mới chỉ có thể chiếm 15% tổng số vốn cấp 1 của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn cấp 1 so sánh vốn chủ sở hữu của ngân hàng với tổng tài sản rủi ro ( RWAs). Trong đó, RWAs là tổng tài sản được nắm giữ bởi một ngân hàng có trọng số rủi ro tín dụng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng trung ương đều thiết lập các công thức tính trọng số rủi ro tài sản theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

Sự khác biệt giữa vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Các nhà quản lý sử dụng tỷ lệ vốn để xác định và xếp hạng mức độ đủ vốn của ngân hàng. Tổng nguồn vốn của ngân hàng được tính bằng cách cộng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 lại với nhau. Tuy nhiên, vốn cấp 1 và vốn cấp 2 cũng có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí so sánh

Vốn cấp 1

Vốn cấp 2

Khái niệm

Vốn cấp một là vốn cổ phần của ngân hàng, còn được gọi là vốn cốt lõi, hỗ trợ cho vay của ngân hàng.

Vốn cấp hai là nguồn thứ cấp của vốn ngân hàng, cung cấp tài chính cho các hoạt động của ngân hàng.

Vai trò

Vốn cấp 1 là nguồn vốn chính của ngân hàng, nắm giữ hầu như tất cả các quỹ tích lũy của ngân hàng.

Vốn cấp 2 là một nguồn vốn tài trợ bổ sung của ngân hàng.

Thành phần

Vốn cấp 1 bao gồm các khoản mục: 

- Vốn điều lệ: Là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

- Các quỹ dự trữ của tổ chức: Là số tiền được trích ra từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng để đề phòng những khoản chi phí có thể phát sinh trong tương lai.

- Phần lợi nhuận không chia: Là một phần của lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp trích lại, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Vốn cấp 2 bao gồm các khoản mục:

- Dự trữ định giá lại: Khoản dự trữ được tạo ra bởi việc định giá lại một tài sản. Ví dụ như tòa nhà thuộc sở hữu của một ngân hàng.

- Dự trữ chung: Là những tổn thất mà ngân hàng có thể có với số tiền chưa được xác định.

- Công cụ lai giữa nợ và vốn. Ví dụ: cổ phiếu ưu đãi

- Nợ thứ cấp có kỳ hạn với thời hạn gốc tối thiểu là 5 năm trở lên.

Mục đích

Vốn cấp 1 nhằm hỗ trợ các ngân hàng bù đắp các khoản lỗ, giữ hoạt động của ngân hàng liên tục.

Vốn cấp 2 là tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính.

Độ tin cậy

Vốn cấp 1 rất đáng tin cậy

Vốn cấp 2 kém tin cậy.

Vốn cấp 1, 2, 3 trong Basel II

Basel II là gì?

Basel II là một tập hợp các quy định của ngân hàng quốc tế được thành lập bởi Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, có trụ sở tại Basel, Thụy Sĩ.

Basel II là hiệp định thứ hai trong ba hiệp định Basel. Basel II được phát hành vào năm 2004, với mục tiêu được thực hiện theo từng giai đoạn trong một vài năm.

Basel II là hiệp định quản lý ngân hàng quốc tế thứ hai dựa trên ba trụ cột chính:

  • Yêu cầu vốn tối thiểu.
  • Giám sát quy định.
  • Kỷ luật thị trường. 

Trong đó, yêu cầu về vốn tối thiểu đóng vai trò quan trọng nhất trong Basel II và bắt buộc các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu của vốn quy định so với tài sản có trọng số rủi ro.

Hiệp định Basel II cung cấp khuôn khổ để xem xét quy định, cũng như đặt ra các yêu cầu công bố thông tin để đánh giá mức độ an toàn vốn của các ngân hàng.

Basel II

 Hiệp định Basel II

Vốn cấp 1, 2, 3 trong basel II

Basel 2 có quy định ba cấp vốn. Bao gồm:

Vốn cấp 1 

Vốn cấp 1 hay được gọi là “vốn cốt lõi” hoặc “vốn chủ sở hữu cớ bản”. Vốn cấp 1 gồm có:

Đây là nguồn vốn ổn định và đáng tin cậy nhất cho hoạt động ngân hàng.

Vốn cấp 2

Vốn cấp 2 hay được gọi là “vốn dự trữ bổ sung”. Vốn cấp 2 bao gồm:

  • Các khoản dự trữ không được tiết lộ
  • Dự trữ đánh giá lại
  • Dự phòng chung hoặc dự phòng tổn thất cho vay chung
  • Công cụ vốn nợ hỗn hợp
  • Nợ có kỳ hạn phụ

Vốn cấp 2 được giới hạn 100% vốn cấp 1, hay nói cách khác vốn cấp 2 không được vượt quá vốn cấp 1.

Vốn cấp 3

Vốn cấp 3 là một nguồn vốn bao gồm vốn cấp 2 cộng với các khoản vay ngắn hạn cấp dưới. Vốn cấp 3 dùng để giải quyết rủi ro thị trường và chỉ được áp dụng theo quyết định của cơ quan chức năng quốc gia. Vốn cấp 3 phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thời gian đáo hạn ban đầu ít nhất là 2 năm
  • Tuân theo điều khoản quy định không được trả lãi và gốc
  • Được thanh toán đầy đủ nhưng không được đảm bảo.

Lưu ý: Vốn cấp 3 chỉ sử dụng khi thị trường có rủi ro và được giới hạn ở 250% vốn cấp 1 của ngân hàng được yêu cầu để hỗ trợ rủi ro.

Thông qua việc đọc và suy ngẫm, bạn chắc chắn sẽ có cái nhìn rõ ràng về vốn cấp 1 của ngân hàng và cách thức hoạt động của nó để quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình. Hãy để lại một bình luận bên dưới nếu bạn có bất cứ thông tin hữu ích nào về các nguồn vốn trong ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *